Chủ Nhật, 4 tháng 7, 2021

Giải quyết tranh chấp đất đai khi chưa có giấy chứng nhận.

 

Câu hỏi:

Tình huống 2: Tôi goá bụa chỉ có 2 con: 1 trai, 1 gái. Tài sản của tôi có 1 mảnh đất nguồn gốc là đất ao tôn tạo thành nay bị chính con gái tôi tranh chấp. Nguồn gốc đất này như sau: Sau cải cách ruộng đất tôi và con gái tôi được chia mỗi người 1 miếng đất 5% (36 m2). Năm 1986 hợp tác xã nông nghiệp xã T có chủ trương chuyển đổi đất 5% lấy đất giãn dân cho ai có nhu cầu. Vì con trai tôi đi bộ đội, gia đình neo đơn nên mẹ con tôi bàn nhau xin hợp tác xã cho đổi đất ở cạnh nhau để tiện quản lý, sử dụng. Được sự đồng ý của tôi, con gái tôi làm đơn nói rõ về số đât của 2 mẹ con và đề nghị được đổi đất ao. Hợp tác xã đã đổi cho 2 mẹ con lấy 1 miếng đất ao tổng cộng 198m2. Trên thửa đất này chỉ có tôi và con dâu tôi đắp đất tôn cao ao để trồng rau tăng gia còn con gái tôi là công nhân thì đi thoát ly khỏi địa phương và đã cắt hộ khẩu. Năm 1998 tôi đã làm giấy chia số đất này cho con trai 99m2 và con gái 99 m2 có xác nhận của các con và ông trưởng xóm. Tôi có để con gái tôi đứng tên đóng thuế đất cho cả thửa đất trong một số năm. Nhưng đến năm 2003 con gái tôi giành hết số đất này không chia cho em trai như đã thống nhất. Ủy ban nhân dân xã T đã giải quyết tranh chấp như sau: Chỉ có con gái tôi là có quyền sử dụng đất còn tôi không có quyền vì không đứng tên xin đổi đất và đóng tiền sử dụng đất. Ủy ban nhân dân sẽ cấp giấy chứng nhận cho con gái tôi 72 m còn số đất còn lại sẽ đề nghị Ủy ban nhân dân huyện G thu hồi. Công tôn tạo đất sẽ thanh toán cho con gái tôi. Hỏi: Việc Ủy ban nhân dân xã giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất của tôi và con gái tôi như vậy có đúng không? Tôi phải làm gì để bảo vệ quyền sử dụng số đất được đổi của tôi để chuyển cho con trai tôi sử dụng?

Câu trả lời:

Căn cứ khoản 1 Điều 26 Luật Đất đai 2013 quy định về Bảo đảm của Nhà nước đối với người sử dụng đất như sau:

“Điều 26. Bảo đảm của Nhà nước đối với người sử dụng đất

1. Bảo hộ quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hợp pháp của người sử dụng đất.”

Căn cứ dữ kiện bà nêu, bà là người sử dụng đất được hợp tác xã nông nghiệp xã T giao vào năm 1986 trên cơ sở đổi đất 5% mà bà được cấp irong cải cách ruộng đất. Việc giao đất này phù hợp với quy định pháp luật tại thời điểm đó.

Như vậy, việc chỉ dựa vào việc con gái bà đứng đơn xin đổi đất để kết luận số đất là đất riêng của con gái bà là chưa đủ cơ sở.

Bà cần chứng minh điều này bằng việc thu thập 2 tài liệu sau:

1) Đơn xin đổi đất 5% do con gái bà viết năm 1986 (có xác nhận của Ban chỉ huy đội 9 và Ban chủ nhiệm hợp tác xã nông nghiệp xã T) trong đó nói rõ bà cũng có 1 miếng đất 5% và xin được đổi lấy 1 miếng đất chung cạnh nhau để tiện quản lý sử dụng;

2) Đơn chia đất cho con trai và con gái do bà viết năm 1998 (có chữ ký của con gái bà và xác nhận của trưởng xóm Đông, thôn Ngô, xã T) trong đó có nói rõ nguồn gốc miếng đất 198m2 hiện đang sử dụng.

Căn cứ vào đơn của con gái bà mà hợp tác xã nông nghiệp đã giao 2 suất đất này trên một thửa đất (thửa số 28).

Do đó, việc tính thuế đất sẽ tính chung cho hộ gia đình bà mà không chia làm 2 để thuận tiện.

Xét theo thực tế sử dụng đất chỉ có bà và gia đình người con trai là người sử dụng đất cải tạo, tôn tạo đất. Từ đó đến nay con gái bà đã thoát ly khỏi địa phương và cắt khẩu chuyển đi.

Trong trường hợp này nêu con gái bà có tranh chấp không thừa nhận một nửa mảnh đất là của bà thì:

Căn cứ Điều 203 Luật Đất đai 2013 quy định về Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai quy định như sau:

“Điều 203. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.”

Như vậy, Trường hợp bà không đồng ý với kết quả hòa giải của Ủy ban nhân dân thì có thể khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu giải quyết tranh chấp.

Xem thêm các tin tức liên quan:

NỘP TIỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRONG TRƯỜNG HỢP KHI CẤP SỔ ĐỎ CHƯA THU

QUYỀN NUÔI CON SAU LY HÔN KHI VỢ ĐÃ BỎ ĐI GẦN 03 NĂM?

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề tại:

http://congtyluatsuuytin.blogspot.com/
https://luatuytinhanoi.blogspot.com/
https://tuvanluatthanhlapdoanhnghiep.blogspot.com/
https://www.linkedin.com/in/tuvanluat-mienphi-69783218a/
https://linkhay.com/u/tuvanluatmienphi
https://sites.google.com/view/tuvanluathanoi/trang-ch%E1%BB%A7

 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Hotline: 0982.882.921

TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ

Tin mới nhất