Thứ Sáu, 30 tháng 7, 2021

Các biện pháp bảo vệ trong tố tụng hình sự

 

Trong trường hợp cấp bách có thể tạm thời di chuyển người được bảo vệ đến trụ sở cơ quan Công an, cơ quan Quân đội hoặc địa điểm khác thuộc phạm vi quản lý, bảo vệ của cơ quan Công an, cơ quan Quân đội.

1.Các biện pháp bảo vệ trong tố tụng hình sự là gì?

Các biện pháp bảo vệ trong tố tụng hình sự được quy định tại Điều 6 Nội quy phiên Tòa ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 13/2013/TTLT-BCA-BQP-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn thực hiện quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tố giác tội phạm, người làm chứng, người bị hại và người thân thích của họ trong tố tụng hình sự do Bộ trưởng Bộ Công an - Bộ Quốc Phòng - Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao - Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành cụ thể như sau:

1. Bố trí lực lượng, phương tiện; tiến hành các biện pháp nghiệp vụ; sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện giao thông, thông tin liên lạc để canh gác, bảo vệ (tại phiên tòa, nơi ở, nơi làm việc, học tập của người được bảo vệ, trên các phương tiện giao thông và các nơi cần thiết khác).

2. Hạn chế phạm vi đi lại, quan hệ giao tiếp, thăm gặp, làm việc, học tập của người được bảo vệ trong một thời gian nhất định khi xét thấy mức độ tấn công hoặc xâm hại của tội phạm đối với người được bảo vệ ở mức nguy hiểm cao.

3. Giữ bí mật việc cung cấp chứng cứ, vật chứng, tài liệu có liên quan trực tiếp đến hành vi phạm tội, người phạm tội của người được bảo vệ khi họ yêu cầu hoặc xét thấy họ có thể bị nguy hiểm do việc cung cấp chứng cứ, vật chứng, tài liệu đó. Tùy từng vụ án cụ thể, trước khi đưa vụ án ra xét xử, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa cần trao đổi thống nhất với cơ quan có trách nhiệm bảo vệ về việc áp dụng các hình thức để bảo đảm việc giữ bí mật cho người được bảo vệ như cấm ghi hình, ghi âm, chụp ảnh tại phiên tòa; không công bố họ tên, lai lịch của người được bảo vệ; cách ly người được bảo vệ và thực hiện việc hỏi kín đối với người được bảo vệ ... Đối với người bào chữa, khi được tiếp xúc, nghiên cứu đơn thư tố giác, lời khai hoặc các tài liệu khác trong hồ sơ vụ án có liên quan đến người đang được áp dụng các biện pháp bảo vệ phải cam kết giữ bí mật bằng văn bản và chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam kết đó.

4. Di chuyển, giữ bí mật chỗ ở, nơi làm việc, học tập cho người được bảo vệ:

a) Trong trường hợp cần thiết, có thể di chuyển người được bảo vệ ra khỏi chỗ ở, nơi làm việc, học tập và tuyệt đối giữ bí mật chỗ ở, nơi làm việc, học tập mới của họ. Thời hạn di chuyển có thể là tạm thời hoặc vĩnh viễn. Phạm vi di chuyển có thể là trong cùng một địa phương hoặc đến địa phương khác hoặc ra nước ngoài tùy từng trường hợp cụ thể và điều kiện, khả năng cho phép.

b) Trong trường hợp cấp bách có thể tạm thời di chuyển người được bảo vệ đến trụ sở cơ quan Công an, cơ quan Quân đội hoặc địa điểm khác thuộc phạm vi quản lý, bảo vệ của cơ quan Công an, cơ quan Quân đội.

5. Răn đe, cảnh cáo, vô hiệu hóa hành vi xâm hại người được bảo vệ; áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật để ngăn chặn, xử lý kịp thời hành vi xâm hại người được bảo vệ.

6. Thay đổi tung tích, lai lịch, đặc điểm nhân thân, nhân dạng của người được bảo vệ.

7. Các biện pháp bảo vệ khác.

Các biện pháp quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 7 Điều này được áp dụng trong bất cứ trường hợp nào mà cơ quan có trách nhiệm bảo vệ xét thấy cần thiết; riêng biện pháp quy định tại khoản 6 Điều này phải có sự đồng ý của người được bảo vệ hoặc người đại diện hợp pháp của họ.

2.Người được bảo vệ trong tố tụng hình sự.

Theo Điều 484 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về: Người được bảo vệ có nội dung như sau:

“1. Những người được bảo vệ gồm:

a) Người tố giác tội phạm;

b) Người làm chứng;

c) Bị hại;

d) Người thân thích của người tố giác tội phạm, người làm chứng, bị hại.

2. Người được bảo vệ có quyền:

a) Đề nghị được bảo vệ;

b) Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ;

c) Được biết về việc áp dụng biện pháp bảo vệ; đề nghị thay đổi, bổ sung, hủy bỏ biện pháp bảo vệ;

d) Được bồi thường thiệt hại, khôi phục danh dự, bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp trong thời gian bảo vệ.

3. Người được bảo vệ có nghĩa vụ:

a) Chấp hành nghiêm chỉnh các yêu cầu của cơ quan bảo vệ liên quan đến việc bảo vệ;

b) Giữ bí mật thông tin bảo vệ;

c) Thông báo kịp thời đến cơ quan có trách nhiệm bảo vệ về những vấn đề nghi vấn trong thời gian được bảo vệ.”

Như vậy, nhân chứng, người tố giác và những người tham gia tố tụng khác và thân thích của họ là những đối tượng được xác định có nguy cơ bị người phạm tội hoặc thân nhân của người phạm tội đe dọa, gây thiệt hại đến các quyền và lợi ích hợp pháp nhằm gây cản trở cho việc điều tra hoặc có các hành vi trả thù.

Chính vì vậy, để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người làm chứng, người tố giác và những người tham gia tố tụng khác trọng các vụ án hình sự và nhằm thu thập được đầy đủ chứng cứ chứng minh từ những người này, các cơ quan tiến hành tố tụng phải áp dụng các biện pháp bảo vệ nhằm tạo điều kiện cho họ tham gia cung cấp các thông tin đầy đủ chính xác, không bị ràng buộc bởi bất cứ sự đe dọa, mua chuộc, khống chế nào và đảm bảo cho sự an toàn về sức khỏe, tính mạng và tài sản của họ.

Việc thực hiện các biện pháp bảo vệ đối với người làm chứng, người tố giác và những người tham gia tố tụng khác có hiệu quả lớn như sau:

– Giảm thiểu những nguy cơ bị trả thù hoặc đe dọa có thể xảy ra đối với họ.

– Thể hiện trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

– Góp phần tạo lập và củng cố niềm tin của quần chúng nhân dân vào Nhà nước, trước hết là vào các cơ quan bảo vệ pháp luật từ đó khuyến khích quần chúng nhân dân tham gia ngày càng tích cực hơn vào cuộc đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm.

3.Các biện pháp bảo vệ trong tố tụng hình sự.

Ngày nay, có rất nhiều trường hợp nhân chứng trong các vụ án hình sự bị mua chuộc, khống chế, bị đe dọa, trả thù… song việc bảo vệ người làm chứng, người tố giác và những người tham gia tố tụng khác có nguy cơ bị đe dọa gây thiệt hại không kịp thời và chưa theo một quy trình thống nhất tù đó để xảy ra hậu quả đáng tiếc, khi xảy ra hậu quả cơ quan có thẩm quyền mới can thiệp. Chính vì thế, các biện pháp bảo vệ đối với các đối tượng cần bảo vệ có ý nghĩa hết ức quan trọng. Bộ luật tố tụng hình sự 2015 đã có những quy định chi tiết về các biện pháp bảo vệ đối với người làm chứng, người tố giác, những người tham gia tố tụng khác và nhân thân của họ.

Theo Điều 486 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về các biện pháp bảo vệ có nội dung như sau:

“1. Khi có căn cứ xác định tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ bị xâm hại hoặc bị đe dọa xâm hại do việc cung cấp chứng cứ, tài liệu, thông tin liên quan đến tội phạm thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng quyết định áp dụng những biện pháp sau đây để bảo vệ họ:

a) Bố trí lực lượng, tiến hành các biện pháp nghiệp vụ, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và các phương tiện khác để canh gác, bảo vệ;

b) Hạn chế việc đi lại, tiếp xúc của người được bảo vệ để bảo đảm an toàn cho họ;

c) Giữ bí mật và yêu cầu người khác giữ bí mật các thông tin liên quan đến người được bảo vệ;

d) Di chuyển, giữ bí mật chỗ ở, nơi làm việc, học tập; thay đổi tung tích, lý lịch, đặc điểm nhân dạng của người được bảo vệ, nếu được họ đồng ý;

đ) Răn đe, cảnh cáo, vô hiệu hóa các hành vi xâm hại người được bảo vệ; ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi xâm hại theo quy định của pháp luật;

e) Các biện pháp bảo vệ khác theo quy định của pháp luật.

2. Việc áp dụng, thay đổi các biện pháp bảo vệ quy định tại khoản 1 Điều này không được làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được bảo vệ.”

4.Quy định về các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt

Điều 223, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt như sau:

“Sau khi khởi tố vụ án, trong quá trình điều tra, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt: (1). Ghi âm, ghi hình bí mật; (2). Nghe điện thoại bí mật; (3). Thu thập bí mật dữ liệu điện tử”.

Theo quy định tại điều luật, có 03 biện pháp điều tra bí mật đặc biệt, bao gồm: ghi âm, ghi hình bí mật; nghe điện thoại bí mật; thu thập bí mật dữ liệu điện tử.

So với các biện pháp điều tra bí mật mà pháp luật quốc tế khuyến nghị sử dụng, nhà làm luật Việt Nam mới chỉ bước đầu thừa nhận những biện pháp cơ bản, thiết yếu. Ngoài ra, còn có các biện pháp phổ biến chưa được thừa nhận là: vận chuyển có kiểm soát; đưa người thâm nhập tổ chức và tiếp cận cá nhân phạm tội để thu thập chứng cứ .

Có thể thấy, các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt trong tố tụng hình sự chủ yếu là các biện pháp nhằm bí mật thu thập chứng cứ: ghi âm bí mật, ghi hình bí mật, nghe điện thoại bí mật hoặc thu thập bí mật dữ liệu điện tử.

Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể áp dụng kết hợp nhiều biện pháp điều tra này nhằm đảm bảo mục đích thu thập chứng cứ, phục vụ cho việc đấu tranh phòng, chổng tội phạm.

Đồng thời với quy định liệt kê các biện pháp điều tra đặc biệt trong tố tụng hình sự, nhà làm luật đưa ra một nguyên tắc đối với nhóm biện pháp này. Đó là, các biện pháp này chỉ được sử dụng “sau khi khởi tố vụ án hình sự, trong quá trình điều tra". Khác với một số biện pháp điều tra khác như khám nghiệm hiện trường có thể tiến hành trước khi khởi tố vụ án hình sự, biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt chỉ được áp dụng trong giai đoạn điều tra.

Giai đoạn điều tra là giai đoạn quan trọng trong mô hình tố tụng hình sự của Việt Nam. Nhiệm vụ của giai đoạn này, về cơ bản, là thu thập chứng cứ để xác định tội phạm và người phạm tội, thu thập chứng cứ về các vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án hình sự. Do biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt được áp dụng đổi với các tội phạm nguy hiểm, đặc biệt nghiêm trọng nên ngoài yêu cầu điều tra, giải quyết đối với vụ án đã khởi tố, hoạt động phòng ngừa tội phạm cũng được ưu tiên đặt lên hàng đầu.

Mức độ áp dụng, thời điểm áp dụng, thời hạn áp dụng, trường hợp và loại biện pháp điều tra đặc biệt áp dụng cần được nhà làm luật cân nhắc kĩ, một mặt đảm bảo yêu cầu đấu tranh chống, phòng ngừa tội phạm, mặt khác đảm bảo không lạm quyền, xâm phạm đến quyền cơ bản của công dân.

5.Quy định của luật

Điều 486. Các biện pháp bảo vệ

1. Khi có căn cứ xác định tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ bị xâm hại hoặc bị đe dọa xâm hại do việc cung cấp chứng cứ, tài liệu, thông tin liên quan đến tội phạm thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng quyết định áp dụng những biện pháp sau đây để bảo vệ họ:

a) Bố trí lực lượng, tiến hành các biện pháp nghiệp vụ, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và các phương tiện khác để canh gác, bảo vệ;

b) Hạn chế việc đi lại, tiếp xúc của người được bảo vệ để bảo đảm an toàn cho họ;

c) Giữ bí mật và yêu cầu người khác giữ bí mật các thông tin liên quan đến người được bảo vệ;

d) Di chuyển, giữ bí mật chỗ ở, nơi làm việc, học tập; thay đổi tung tích, lý lịch, đặc điểm nhân dạng của người được bảo vệ, nếu được họ đồng ý;

đ) Răn đe, cảnh cáo, vô hiệu hóa các hành vi xâm hại người được bảo vệ; ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi xâm hại theo quy định của pháp luật;

e) Các biện pháp bảo vệ khác theo quy định của pháp luật.

2. Việc áp dụng, thay đổi các biện pháp bảo vệ quy định tại khoản 1 Điều này không được làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được bảo vệ.

Trân trọng./.

Xem thêm các tin tức liên quan:

BUÔN LẬU KHẨU TRANG THU LỢI BẤT CHÍNH HAI TỈ ĐỒNG PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ THẾ NÀO?

KHI LY HÔN, TÀI SẢN ĐƯỢC CHIA NHƯ THẾ NÀO?

Hoặc các bài viết cùng chủ đề tại:

http://congtyluatsuuytin.blogspot.com/
https://luatuytinhanoi.blogspot.com/
https://tuvanluatthanhlapdoanhnghiep.blogspot.com/
https://www.linkedin.com/in/tuvanluat-mienphi-69783218a/
https://linkhay.com/u/tuvanluatmienphi
https://sites.google.com/view/tuvanluathanoi/trang-ch%E1%BB%A7

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Hotline: 0982.882.921

TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ

Tin mới nhất