Thứ Tư, 28 tháng 9, 2022

Thủ tục đăng ký thành lập công ty gồm những gì?

Thành lập công ty là quá trình chuẩn bị đầy đủ các điều kiện kinh doanh để một tổ chức có thể hoạt động kinh doanh, từ văn phòng, nhà xưởng, máy móc, thiết bị, nhân sự, vốn... Nếu xét theo góc độ luật pháp, thành lập công ty được xem là quá trình thực hiện các thủ tục pháp lý được quy định bởi những cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong bài viết này, Công ty luật sư uy tín sẽ hướng dẫn bạn các thủ tục đăng ký thành lập công ty gồm những gì?

Hiện nay, việc thành lập công ty để mở rộng và phát triển quá trình kinh doanh ngày càng trở nên phổ biến. Sau đây sẽ là các thủ tục đăng ký thành lập công ty mà bạn cần biết.

Bước 1: Xác định loại hình công ty của bạn

Trước khi tiến hành thủ tục đăng ký thành lập công ty, việc đầu tiên mà chủ thể cần làm đó là xác định loại hình doanh nghiệp.

Hiện nay ở nước ta có bảy loại hình doanh nghiệp chính:

  • Doanh nghiệp tư nhân;

  • Doanh nghiệp nhà nước;

  • Công ty cổ phần;

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn;

  • Công ty hợp danh.

Mỗi loại hình doanh nghiệp đều có những ưu nhược điểm khác nhau. Do đó, trước khi đưa ra quyết định, chủ thể có trách nhiệm cần xác định được những thế mạnh của ngành nghề mình kinh doanh, vị trí,… để lựa chọn cho mình một loại hình công ty phù hợp nhất.

Nếu muốn phát triển công ty ở quy mô lớn thì chủ đầu tư nên lựa chọn loại hình công ty cổ phần.

Bước 2: Xác định người đại diện theo pháp luật của công ty

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp. Là đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện. Doanh nghiệp đảm bảo luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam.

Trong một số trường hợp đặc biệt, Tòa án có thẩm quyền có quyền chỉ định người đại diện theo pháp luật trong quá trình tố tụng.

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ

Tùy theo loại hình doanh nghiệp mà bạn phải chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ để tiến hành thủ tục.

Hồ sơ đăng ký thành lập công ty bao gồm các giấy tờ như sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.

  • Điều lệ công ty trừ doanh nghiệp tư nhân.

  • Bản sao chứng thực giấy tờ cá nhân của thành viên công ty.

  • Danh sách thành viên/ cổ đông

Bước 4: Nộp hồ sơ qua mạng điện tử

Sau khi soạn thảo đầy đủ hồ sơ, người đại diện và các thành viên trong công ty ký xác thực trên các loại giấy tờ. Doanh nghiệp thực hiện việc kê khai thông tin đó trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Người thực hiện thủ tục đăng ký thành lập công ty sẽ tạo lập tài khoản Đăng ký kinh doanh tại Website: dangkykinhdoanh.gov.vn. Hoàn thành xong việc kê khai, người thực hiện sẽ ký xác nhận và nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh.

Bước 5: Nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư

Sau thời gian xử lý hồ sơ, bộ phận tiếp nhận sẽ trả lời bằng văn bản về hệ thống và Email. Nếu hồ sơ không hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ chỉ rõ những điểm thiếu sót cần bổ sung. Sau đó doanh nghiệp điều chỉnh và nộp lại hồ sơ như Bước 2.

Nếu hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp sẽ nhận được Thông báo hồ sơ hợp lệ.

Bước 6: Hoàn thiện thủ tục sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Công ty sẽ có đủ tư cách hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, để tránh những rủi ro pháp lý, doanh nghiệp nên hoàn tất những thủ tục sau:

  • Khắc dấu và công bố mẫu dấu

  • Đăng ký tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp

  • Mua Token và mua hóa đơn

  • Nộp phí và lệ phí môn bài theo quy định.

Như vậy trên đây là các thông tin về thủ tục đăng ký thành lập công ty mà bạn cần biết. Hy vọng Luật kinh doanh cung cấp cho các bạn kiến thức bổ ích để quy trình đăng ký kinh doanh diễn ra thuận lợi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Hotline: 0982.882.921

TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ

Tin mới nhất