Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2022

Những điều bạn cần lưu ý khi đi công chứng văn bản giấy tờ

Việc công chứng của người dân hiện nay được thực hiện khá dễ dàng và nhanh chóng. Bạn chỉ cần mang tài liệu cần công chứng đến cho công chứng viên là họ sẽ thực hiện cho bạn. Nhưng để quá trình diễn ra thuận lợi nhất thì hãy xem những lưu ý khi đi công chứng văn bản giấy tờ sau đây.

Những lưu ý khi đi công chứng
Những lưu ý khi đi công chứng


Chuẩn bị sẵn đầy đủ các tài liệu, giấy tờ công chứng

Đầu tiên, tài liệu là thứ bắt buộc khi bạn muốn công chứng. Tuy nhiên, để thực hiện thủ tục công chứng một cách nhanh chóng, bạn hãy chuẩn bị kỹ nội dung của tài liệu trước khi mang tới. Bạn phải nắm rõ được những nội dung mình cần công chứng trước khi tới văn phòng công chứng.

Ví dụ như bạn có thể điền tất cả các trường cần thiết ngoại trừ phần chữ ký. Để khi đến nơi, bạn chỉ cần xác nhận lại thông tin, ký và hoàn thành thủ tục.

Thông thường các thủ tục công chứng đều yêu cầu người ký phải ký vào tài liệu trước sự chứng kiến ​​của công chứng viên. Vì vậy cần lưu ý khi đi công chứng bạn không được ký vào bất kỳ đâu trước khi mang tới văn phòng công chứng.

Nhớ mang theo giấy tờ tùy thân


Khi đi công chứng thì việc mang theo giấy tờ tùy thân được xem là lưu ý khi đi công chứng quan trọng. Nhiệm vụ chính của người công chứng là xác minh danh tính của người ký. Đảm bảo không giả mạo hoặc lừa đảo để sử dụng với mục đích xấu, vi phạm pháp luật. Và cách tốt nhất để làm điều đó là yêu cầu trình một giấy tờ tùy thân được chứng nhận.

Đó là lý do tại sao bạn cần mang theo giấy tờ tùy thân khi đi công chứng. Hiện nay, hầu hết các cơ quan đều chấp nhận bằng lái xe, căn cước công dân hay căn cước quân nhân. Tuy nhiên, bạn có thể liên hệ với công chứng viên trước để nắm rõ thông tin này.

Lưu ý khi đi công chứng mang giấy tờ tùy thân
Lưu ý khi đi công chứng mang giấy tờ tùy thân

Tìm hiểu về chi phí công chứng

Bạn nên tìm hiểu trước chi phí để công chứng tài liệu là bao nhiêu. Để chuẩn bị trước phí công chứng giúp quá trình được diễn ra nhanh chóng. Hiện tại, mức phí công chứng không hề cao và có thể được quy định sẵn ở các trang thông tin. Hoặc bạn có thể liên hệ trước với công chứng viên để thống nhất về chi phí phải trả.

Đầy đủ các bên liên quan nếu có

Ngoài các tài liệu cần một chữ ký, các tài liệu khác (đặc biệt là các hợp đồng) cần phải được các bên ký xác nhận. Chữ ký của các bên có thể được công chứng vào những thời điểm khác nhau, thậm chí bởi công chứng viên khác nhau. Điều này sẽ làm phát sinh thêm chi phí công chứng của bạn. Do đó, cách tối ưu nhất là các bên liên quan có mặt và cùng ký vào tài liệu để giảm thiểu thủ tục và chi phí.

Xem thêm:

Trên đây là những lưu ý khi đi công chứng các bạn có thể tham khảo để quá trình diễn ra thuận lợi nhé!

Đọc tiếp »

Thủ tục ly hôn cần những giấy tờ gì? Quy trình giải quyết ra sao?

Ly hôn - một việc mà không ai muốn xảy ra trong cuộc sống hôn nhân. Tuy nhiên hiện trạng này lại đang xảy ra rất phổ biến. Theo luật hôn nhân, để hoàn tất được việc ly hôn, có nhiều vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục ly hôn mà các cặp đôi đang muốn ly hôn cần phải nắm rõ.

Thủ tục ly hôn là gì?

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng về mặt pháp lý theo quy định, bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án.

Để hoàn tất việc ly hôn, chấm dứt quan hệ vợ chồng về mặt pháp lý thì 2 bên cần phải tiến hành thủ tục ly hôn theo quy định của pháp luật.

Thủ tục ly hôn là các bước, quy trình pháp lý mà vợ hoặc chồng phải thực hiện theo quy định của Luật tố tụng dân sự. Để tòa án căn cứ vào đó đưa ra quyết định phù hợp. Quyết đinh này khi có hiệu lực pháp luật sẽ có giá trị bắt buộc thực hiện với vợ và chồng sau khi ly hôn.

Tại sao cần phải tiến hành thủ tục ly hôn?

Kể từ khi kết hôn với nhau, trong quá trình sống chung, vợ chồng đã tạo lập được một số tài sản chung, có con chung,...; và có thể phát sinh những nghĩa vụ chung như: trả nợ mua nhà chung, nuôi con chung,...

Vì thế, khi tiến thủ tục ly hôn sẽ giúp vợ và chồng phân định những vấn đề trên một cách rõ ràng: Tài sản này là của ai? Ai sẽ có nghĩa vụ trả nợ đối với các khoản vay trước đó? Ai có nghĩa vụ trưc tiếp nuôi con/ Ai có nghĩa vụ cấp dưỡng tiền nuôi con?....

Việc minh bạch, rõ ràng về các vấn đề như này bằng một bản án, quyết định của tòa án sẽ giúp cho các bên tránh được những tranh chấp có thể phát sinh sau này. Các bên có thế thực hiện các vấn đề tiếp theo của cá nhân mình trong tương lai.

Ai là người có quyền yêu cầu ly hôn?

Theo Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình (2014), người có quyền yêu cầu ly hôn gồm:

- Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn

- Cha, mẹ người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạn lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

Lưu ý: Trường hợp pháp luật cấm không được yêu cầu giải quyết ly hôn là: "Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi". Đây là một quy định pháp lý đầy tính nhân văn, nhằm đảm bảo cho một đứa trẻ có được sự chăm sóc của cả bố và mẹ từ trong bào thai đến lúc sinh ra. Tuy nhiên, pháp luật chỉ cấm người chồng nhưng lại không cấm người vợ. Người vợ khi đang mang thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi vẫn có quyền yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn.

Thủ tục ly hôn cần những giấy tờ gì?

Để tiến hành thủ tục ly hôn, hai bên cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

- Mẫu đơn xin ly hôn:

+ Nếu một bên đơn phương ly hôn thì dùng Mẫu đơn xin ly hôn đơn phương

+ Nếu hai bên thuận tình ly hôn thì dùng Mẫu đơn xin ly hôn thuận tình

- Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân hoặc hộ chiếu của hai vợ chồng (sao y bản chính)

- Sổ hộ khẩu (sao y bản chính)

- Giấy đăng ký kết hôn (bản chính)

- Giấy khai sinh của con (nếu vợ chồng có con, sao y bản chính)

- Giấy tờ chứng thực tài sản chung của hai vợ chồng

Quy trình giải quyết ly hôn

- Trường hợp đơn phương ly hôn: 

+ Bước 1: Thụ lý đơn ly hôn. Người muốn ly hôn đơn phương phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ, tài liệu như trên nộp cho Tòa án.

+ Bước 2: Hòa giải. 

Sau khi nhận được đơn ly hôn đơn phương, Tòa án sẽ xem xét có nhận và thụ lý vụ án ly hôn không. Nếu thấy có căn cứ để xét ly hôn đơn phương thì yêu cầu người nộp đơn nộp án phí tạm ứng và tiến hành hòa giải. Nếu hòa giải không thành công thì Tòa án đưa vụ án ra xét xử.

+ Bước 3: Mở phiên tòa sơ thẩm. Sau khi xét xử, Tòa án sẽ ra bản án chấm dứt quan hệ hôn nhận vợ chồng giữa hai người.

- Trường hợp hai bên thuận tình ly hôn:

+ Bước 1: Thụ lý đơn. Cả vợ và chồng chuẩn bị hồ sơ giấy tờ vào nộp đến Tòa án có thẩm quyền

+ Bước 2: Chuẩn bị xét đơn yêu cầu và mở phiên họp công khai để giải quyết việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn. Trong giai đoạn này, Tòa án sẽ xem xét đơn ly hôn thuận tình, căn cứ để chấm dứt quan hệ hộ nhận vợ chồng và ra thông báo nộp lệ phí tạm ứng.

Sau khi nộp lệ phí tạm ứng thì Tòa án sẽ mở phiên họp công khai để giải quyết việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn.

+ Bước 3: Ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn. Sau khi tiến hành hòa giải mà không thành thì Tòa án sẽ ra quyết định công nhận ly hôn. Ngược lại, nếu hòa giải thành công thì Tòa án sẽ đình chỉ giải quyết việc dân sự.

Trên đây là những thông tin về thủ tục ly hôn cần những giải tờ gì và quy trình giải quyết ra sao? Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào thì bạn hãy liên hệ qua số hotline của Công ty luật sư uy tín: 0982882921; hoặc bạn có tham khảo tại website: http://congtyluatsuuytin.blogspot.com/. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.

==> Xem thêm:

- Quyền nuôi con sau ly hôn sẽ được giải quyết ra sao?

- Có con riêng khi chưa chính thức ly hôn sẽ bị xử phạt như thế nào?


Đọc tiếp »

Thứ Năm, 28 tháng 7, 2022

Quyền nuôi con sau ly hôn sẽ được giải quyết ra sao?

Hiện nay tỷ lệ ly hôn đang ngày càng tăng cao. Ly hôn thường cần phải giải quyết rất nhiều vấn đề. Trong đó con cái và tài sản là hai vấn đề chủ yếu thường xuyên xảy ra tranh chấp. Sau khi ly hôn, tài sản sẽ phân chia thế nào và con cái sẽ do ai nuôi dưỡng? Ai có quyền nuôi và ai là người có nghĩa nghĩa vụ cấp dưỡng cho con khi không trực tiếp nuôi dưỡng là vấn đề thường khó thống nhất khi giải quyết tranh chấp ly hôn. Có những vụ ly hôn tranh chấp quyền nuôi con ròng rã mấy năm trời cũng không giải quyết xong. Dưới đây là tổng hợp những quy định liên quan đến quyền nuôi con sau khi ly hôn. 

 Sau ly hôn thì cha hay mẹ có quyền nuôi con?

+ Khi 2 bên tự nguyện ly hôn: Vợ chồng có thể thỏa thuận với nhau để được quyền nuôi con.

+ Khi một bên đơn phương ly hôn và tranh chấp quyền nuôi con:

- Khi con dưới 36 tháng tuổi: Theo khoản 3 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình (2014) " Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con"

- Khi con từ 3 đến 7 tuổi: Cả bố và mẹ đều có quyền nuôi con ngàng bằng nhau. Tòa án sẽ căn cứ vào điều kiện vật chất và tinh thần của cả 2. Rồi từ đó sẽ quyết định giao con cho bên nào nuôi dưỡng. 

- Khi con trên 7 tuổi: Lúc này tòa án phải xem xét nguyện vọng của trẻ xem trẻ muốn sống với bố hay với mẹ và được ghi nhận bằng văn bản.

Ai được quyền nuôi con sau ly hôn?
Ai được quyền nuôi con sau ly hôn?

Lưu ý: Mặc dù trẻ dưới 36 tháng tuổi sẽ do người mẹ nuôi dưỡng và giáo dục. Nhưng đến khi trẻ trên 36 tháng tuổi thì người cha sẽ có quyền yêu cầu toàn án thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn trong một số trường hợp cụ thể. 

Cha, mẹ có nghĩa vụ gì khi không trực tiếp nuôi dưỡng con?

Dù không được quyền trực tiếp nuôi con nhưng cha, mẹ vẫn phải có trách nhiệm chu cấp cho con, tôn trọng quyết định của con theo Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình (2014) như sau:

- Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi

- Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con

- Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Lưu ý: Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền và nghĩa vụ như thế nào đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn?

Quyền nuôi con sau khi ly hôn
Quyền nuôi con sau khi ly hôn

Sau khi giành được quyền nuôi con, cha, mẹ trực tiếp nuôi con cũng có một số quyền và nghĩa vụ đối với người không trực tiếp nuôi con theo Điều 83 Luật hôn nhân và gia đình (2014) như sau:

- Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.

- Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

Trong một số trường hợp, cha, mẹ trực tiếp con không còn đủ khả năng, điều kiên để nuôi dưỡng và giáo dục con thì họ có thể cha, mẹ có thể yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con theo Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình (2014) như sau:

1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con

2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

a.  Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con

b.  Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 7 tuổi trở lên

5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau khi có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:

a. Người thân thích

b. Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình

c. Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em

d. Hội liên hiệp phụ nữ

Trên đây là những quy định liên quan đến luật hôn nhân quyền nuôi con sau khi ly hôn. Cha mẹ hãy cân nhắc thật kỹ và lựa chọn phương án giải quyết phù hợp và tốt cho con của mình nhất. 

Tham khảo:

- Hướng dẫn thủ tục chuyển đổi quyền sở hữu tài sản góp vốn trong doanh nghiệp cổ phần

- Hưởng chế độ thai sản khi thai bị chết lưu

Đọc tiếp »
Hotline: 0982.882.921

TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ

Tin mới nhất