Thứ Tư, 20 tháng 1, 2021

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của công ty hợp danh gồm những gì?


 

Để có sự đảm bảo của Nhà nước và lòng tin của khách hàng, công ty hợp danh cần phải được đăng ký doanh nghiệp. Việc đăng ký doanh nghiệp phải bao gồm hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Vậy hồ sơ đăng ký doanh nghiệp gồm những gì? Luật Đại Việt sẽ cùng các bạn tìm hiểu vấn đề này.

Công ty hợp danh là gì?

Theo điều 172 Luật Doanh nghiệp năm 2014, một doanh nghiệp được coi là công ty hợp danh khi có đủ các điều kiện sau:

Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn.

Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ của mình về các nghĩa vụ của công ty.

Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

Đặc điểm của công ty hợp danh

Công ty có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Công ty hợp danh không có quyền phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

Thành viên hợp danh có quyền nhân danh công ty tiến hành hoạt động kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh của công ty.

Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn góp vào công ty, thành viên hợp danh chịu trách nhiệm liên đới và vô hạn về những khoản nợ của công ty.

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của công ty hợp danh gồm những gì?

Theo điều 21 Luật Doanh nghiệp năm 2014, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của công ty hợp danh gồm:

“1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

2.  Dự thảo Điều lệ công ty.

3. Danh sách thành viên.

4. Bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên.

5. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.”

Góp vốn vào công ty hợp danh tiến hành như thế nào?

Khi thành lập công ty, các thành viên đều có nghĩa vụ góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết, trường hợp không góp đủ vốn dẫn đến gây thiệt hại cho công ty thì phải chịu trách nhiệm bồi thường. Tài sản được sử dụng để góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam. Tại thời điểm đã góp đủ vốn như cam kết, thành viên sẽ nhận được Giấy chứng nhận phần vốn góp.

Điều khoản cần lưu ý khi là thành viên hợp danh

Ngoài các quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp danh được quy định trong Luật Doanh nghiệp, khi thành lập công ty thì thành viên hợp danh nên tìm hiểu kỹ các hạn chế quyền của mình. Cụ thể như sau:

Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác, trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.

Thành viên hợp danh không được quyền nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác thực hiện kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty đó để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.

Thành viên hợp danh không được quyền chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại.

 Xem thêm các tin tức liên quan:

Chậm tiền góp vốn công ty cổ phần có bị xử phạt hay không?

Trên đây là nội dung hướng dẫn về hồ sơ đăng ký thành lập công ty hợp danh và một số lưu ý. Mọi thắc mắc Quý khách vui lòng liên hệ văn phòng công chứng Đại Việt (nay là văn phòng công chứng Trần Hằng)/ Công ty TNHH Đại Việt để được hỗ trợ và giải đáp cụ thể.

-------------------------------------------------------

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề khác tại: linkhay, linkedin, blogger, site google, tumblr

Đọc tiếp »

Hướng dẫn thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn trong doanh nghiệp cổ phần


 Việc chuyển đổi quyền sở hữu tài sản góp vốn trong các doanh nghiệp cổ phần, hợp danh cần phải thực hiện những thủ tục pháp lý như thế nào?

Việc chuyển đổi quyền sở hữu tài sản góp vốn trong các doanh nghiệp cổ phần, công ty hợp danh... cần phải được thực hiện đúng theo quy định và hướng dẫn của pháp luật. Nhưng không phải ai cũng nắm rõ về các thủ tục hành chính này. Do đó, hôm nay, Luật Đại Việt sẽ gửi đến quý khách hàng những thông tin cơ bản, chi tiết nhất về vấn đề này. Mời bạn cùng đón đọc bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.

Căn cứ theo Điều 35 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định về tài sản góp vốn bao gồm:

- Có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

- Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn.

Căn cứ theo Điều 36 Luật Doanh nghiệp 2014, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và cổ đông công ty cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo quy định sau đây:

“Điều 36. Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn

1. Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và cổ đông công ty cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo quy định sau đây:

a) Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ;

b) Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản.

Biên bản giao nhận phải ghi rõ tên và địa chỉ trụ sở chính của công ty; họ, tên, địa chỉ thường trú, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác, số quyết định thành lập hoặc đăng ký của người góp vốn; loại tài sản và số đơn vị tài sản góp vốn; tổng giá trị tài sản góp vốn và tỷ lệ của tổng giá trị tài sản đó trong vốn điều lệ của công ty; ngày giao nhận; chữ ký của người góp vốn hoặc đại diện theo ủy quyền của người góp vốn và người đại diện theo pháp luật của công ty;

c) Cổ phần hoặc phần vốn góp bằng tài sản không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng chỉ được coi là thanh toán xong khi quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản góp vốn đã chuyển sang công ty.

2. Tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp.

3. Thanh toán mọi hoạt động mua, bán, chuyển nhượng cổ phần và phần vốn góp và nhận cổ tức của nhà đầu tư nước ngoài đều phải được thực hiện thông qua tài khoản vốn của nhà đầu tư đó mở tại ngân hàng ở Việt Nam, trừ trường hợp thanh toán bằng tài sản.”

 Trên đây là những thông tin có liên quan đến việc chuyển đổi quyền sở hữu tài sản góp vốn trong doanh nghiệp. Qua đó, chúng tôi mong rằng, quý khách hàng đã có thêm được những thông tin cần thiết cho mình.

Xem thêm các tin tức liên quan:

Chậm tiền góp vốn công ty cổ phần thì có bị xử phạt hay không?

-------------------

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề khác tại: linkhay, linkedin, blogger, site google, tumblr

Đọc tiếp »

Chậm tiền góp vốn công ty cổ phần thì có bị xử phạt hay không?

 

Công ty Cổ phần là loại hình doanh nghiệp nhận góp vốn từ các cổ đông. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, các cổ đông cần lưu ý thời hạn góp vốn được quy định tại luật doanh nghiệp. Trường hợp cổ đông không góp đủ số vốn đã cam kết trong thời hạn đăng ký sẽ xử lý như thế nào? Quy định pháp luật đối với vấn đề này là gì, mời các bạn cùng đón đọc qua bài viết dưới đây nhé.

Điều 112 Luật doanh nghiệp được ban hành năm 2014 có quy định về thời hạn góp vốn vào công ty Cổ phần như sau:

“1. Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm giám sát, đôn đốc thanh toán đủ và đúng hạn các cổ phần các cổ đông đã đăng ký mua.

2. Trong thời hạn từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến ngày cuối cùng phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua quy định tại khoản 1 Điều này, số phiếu biểu quyết của các cổ đông được tính theo số cổ phần phổ thông đã được đăng ký mua, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác.

3. Nếu sau thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này có cổ đông chưa thanh toán hoặc chỉ thanh toán được một phần số cổ phần đã đăng ký mua, thì thực hiện theo quy định sau đây:

a) Cổ đông chưa thanh toán số cổ phần đã đăng ký mua sẽ đương nhiên không còn là cổ đông của công ty và không được chuyển nhượng quyền mua cổ phần đó cho người khác;

b) Cổ đông chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua sẽ có quyền biểu quyết, nhận lợi tức và các quyền khác tương ứng với số cổ phần đã thanh toán; không được chuyển nhượng quyền mua số cổ phần chưa thanh toán cho người khác;

c) Số cổ phần chưa thanh toán được coi là cổ phần chưa bán và Hội đồng quản trị được quyền bán;

d) Công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị mệnh giá số cổ phần đã được thanh toán đủ và thay đổi cổ đông sáng lập trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Theo điều 28 của Nghị định 50/2016/NĐ-CP có quy định mức phạt đối với các vi phạm về thành lập doanh nghiệp như sau:

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không chuyển đổi loại hình doanh nghiệp khi công ty không còn đủ số lượng thành viên, cổ đông tối thiểu theo quy định trong thời hạn 6 tháng liên tục.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động khi đã kết thúc thời hạn ghi trong Điều lệ mà không được gia hạn.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký thay đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh khi không góp đủ vốn Điều lệ như đã đăng ký.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị thực tế;

b) Tiếp tục kinh doanh khi đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

c) Hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký thành lập doanh nghiệp.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc đăng ký chuyển đổi loại hình doanh nghiệp phù hợp với quy định của Luật doanh nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này;

b) Buộc sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty hoặc đăng ký giải thể đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này;

c) Buộc đăng ký điều chỉnh vốn Điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp, cổ phần của các thành viên, cổ đông bằng số vốn đã góp đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này;

d) Buộc định giá lại tài sản góp vốn và đăng ký vốn Điều lệ phù hợp với giá trị thực tế của tài sản góp vốn đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều này;

đ) Buộc đăng ký thành lập doanh nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 4 Điều này.

Như vậy, quy định trên đã giúp các bạn nắm được nội dung góp vốn của cổ đông, thời hạn góp vốn và cách thức xử lý khi không góp đủ vốn cũng như các biện pháp xử phạt khi doanh nghiệp không thực hiện đúng quy định pháp luật đối với việc ghi nhận góp vốn của cổ đông.

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ Công ty Luật TNHH Đại Việt/ văn phòng công chứng Đại Việt (nay là Văn phòng công chứng Trần Hằng) để được giải đáp cụ thể.

Xem thêm các tin tức liên quan:

Những trường hợp nào thì bị hạn chế quyền tự do cư trú

---------------------------------

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề khác tại: linkhay, linkedin, blogger, site google, tumblr

Đọc tiếp »

Thứ Hai, 18 tháng 1, 2021

Những trường hợp nào thì bị hạn chế quyền tự do cư trú

 

Quyền tự do cư trú của công dân là quyền Hiến định được thể hiện tại Điều 23 của Hiến pháp 2013: “Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, pháp luật hạn chế quyền tự do cư trú của công dân. Mời bạn cùng Luật Đại Việt chúng tôi tìm hiểu xem đó là những trường hợp nào thông qua bài viết dưới đây.

Theo như trong Điều 10 Luât cư trú ban hành năm 2006 có quy định đối với trường hợp này như sau:

“Điều 10. Các trường hợp bị hạn chế quyền tự do cư trú

1. Người bị cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú.

2. Người bị Toà án áp dụng hình phạt cấm cư trú; người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án, được hưởng án treo hoặc đang được hoãn, tạm đình chỉ thi hành án phạt tù; người đang bị quản chế.

3. Người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ thi hành.”

Cũng tại Điều 4 Thông tư 35/2014/TT-BCA có quy định đối với những trường hợp tạm thời không được giải quyết thủ tục thay đổi nơi cư trú như sau:

Điều 4. Các trường hợp tạm thời chưa được giải quyết thủ tục thay đổi nơi cư trú

“1. Người dưới đây, trong thời gian bị hạn chế quyền tự do cư trú thì tạm thời chưa được giải quyết thủ tục thay đổi nơi cư trú (trừ trường hợp có sự đồng ý cho thay đổi nơi cư trú bằng văn bản của cơ quan đã áp dụng biện pháp đó):

a) Người đang bị cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú;

b) Người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án, được hưởng án treo hoặc đang được hoãn, tạm đình chỉ thi hành án phạt tù; người đang bị quản chế;

c) Người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ thi hành.

2. Người đang bị áp dụng hình phạt cấm cư trú thì không giải quyết các thủ tục về đăng ký thường trú, tạm trú tại những địa phương mà Tòa án cấm người đó cư trú.”

Em thêm các tin tức liên quan:

Tội mua bán, chiếm đoạt mô, bộ phận trên cơ thể người sẽ bị xử phạt như thế nào?

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề tại: Linkhay, linkedin, tumblr

------------------------------------

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ văn phòng công chứng Đại Việt (nay là văn phòng công chứng Trần Hằng)/ Công ty TNHH Đại Việt để được giải đáp cụ thể.

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI VIỆT

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG TRẦN HẰNG

Địa chỉ: số 28 Phố Liễu Giai – Ba Đình – Hà Nội

Tel: (04) 37478888 Fax: (04) 37473966

Hotline: 0933.668.166 hoặc 096.296.0688

Email: info@luatdaiviet.vn

Website: www.luatdaiviet.vn

Đọc tiếp »

Tội mua bán, chiếm đoạt mô, bộ phận trên cơ thể người sẽ bị xử phạt như thế nào?





 Hiện nay, tình trạng mua bán mô, bộ phận cơ thể người vẫn còn tiếp diễn gây ra những hậu quả nghiêm trọng và bức xúc trong dư luận. Các đối tượng tội phạm hình thành nhiều đường dây, băng nhóm liên tỉnh, xuyên quốc gia với tính chất, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt. Vậy pháp luật Việt Nam quy định xử lý như thế nào để nhằm ngăn ngừa, đấu tranh phòng chống loại tội phạm này?

Theo quy định tại  khoản 1 và 2 Điều 3 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006:

 “Mô là tập hợp các tế bào cùng một loại hay nhiều loại khác nhau để thực hiện các chức năng nhất định của cơ thể người”.

2. Bộ phận cơ thể người là một phần của cơ thể được hình thành từ nhiều loại mô khác nhau để thực hiện các chức năng sinh lý nhất định.”

Hành vi mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với các khung hình phạt theo quy định dưới đây:

Điều 154 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định:

“Điều 154. Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người

1. Người nào mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người khác, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Có tổ chức;

b) Vì mục đích thương mại;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp;

d) Đối với từ 02 người đến 05 người;

đ) Phạm tội 02 lần trở lên;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Có tính chất chuyên nghiệp;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Đối với 06 người trở lên;

d) Gây chết người;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Như vậy, hành vi mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người là hành vi nguy hiểm cho xã hội và phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định nêu trên.

Xem thêm các tin tức liên quan:

Doanh nghiệp vi phạm tính bảo mật thông tin khách hàng sẽ bị xử phạt như thế nào?

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ Văn phòng công chứng Đại Việt (nay là Văn phòng công chứng Trần Hằng)/ Công ty TNHH Đại Việt để được giải đáp cụ thể.

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề tại: Linkhay, linkedin, tumblr

-----------------------------------------------------------------

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI VIỆT

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG TRẦN HẰNG

Địa chỉ: số 28 Phố Liễu Giai – Ba Đình – Hà Nội

Tel: (04) 37478888 Fax: (04) 37473966

Hotline: 0933.668.166 hoặc 096.296.0688

Email: info@luatdaiviet.vn

Website: www.luatdaiviet.vn

Đọc tiếp »

Doanh nghiệp vi phạm tính bảo mật thông tin khách hàng sẽ bị xử phạt như thế nào?

Hiện nay, việc lộ thông tin cá nhân gây ảnh hưởng không nhỏ đối với mỗi người dân. Chính vì vậy, nhà nước ta cũng đã đưa ra quy định xử phạt đối với hành vi trái phạp luật này.

Doanh nghiệp làm lộ thông tin cá nhân của khách hàng sẽ phải chịu mức độ xử lý như thế nào theo như trong quy định của nhà nước? Mời quý bạn đọc cùng theo dõi qua bài viết dưới đây của Luật Đại Việt chúng tôi để nắm rõ được thêm các thông tin cần thiết nhé.

Thông tin khách hàng bao gồm: tên, tuổi, ngày sinh, giới tính, tình trạng hôn nhân, thu nhập/ tài chính, sở thích, số thẻ tín dụng ngân hàng...

Do đó, khi doanh nghiệp làm lộ một trong những thông tin trên, sẽ phải chịu mức độ xử phạt như sau:

Theo điều 65 nghị định 185/2013/NĐ- CP có quy định mức độ xử phạt như sau:

Điều 65. Hành vi vi phạm về bảo vệ thông tin của người tiêu dùng

“1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không thông báo rõ ràng, công khai với người tiêu dùng về mục đích trước khi thực hiện hoạt động thu thập, sử dụng thông tin của người tiêu dùng theo quy định;

b) Sử dụng thông tin của người tiêu dùng không phù hợp với mục đích đã thông báo với người tiêu dùng mà không được người tiêu dùng đồng ý theo quy định;

c) Không bảo đảm an toàn, chính xác, đầy đủ đối với thông tin của người tiêu dùng khi thu thập, sử dụng, chuyển giao theo quy định;

d) Không tự điều chỉnh hoặc không có biện pháp để người tiêu dùng cập nhật, điều chỉnh thông tin khi phát hiện thấy thông tin không chính xác theo quy định;

đ) Chuyển giao thông tin của người tiêu dùng cho bên thứ ba khi chưa có sự đồng ý của người tiêu dùng theo quy định, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt quy định tại khoản 1 Điều này đối với trường hợp thông tin có liên quan là thông tin thuộc về bí mật cá nhân của người tiêu dùng.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm có chứa đựng thông tin của người tiêu dùng.”

Trong trường hợp mua bán, trao đổi thông tin của người sử dụng viễn thông thì sẽ bị xử phạt từ 50.000.000 – 70.000.000 đồng theo như trong điểm a khoản 5 điều 66 của nghị định 174/2013/NĐ-CP:

5. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Mua bán hoặc trao đổi trái phép thông tin riêng của người sử dụng dịch vụ viễn thông;

Trên đây là những thông tin pháp luật cơ bản có liên quan đến vấn đề này. Ngoài ra, quý khách hàng cũng có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn chi tiết nhất.

Xem thêm các tin tức liên quan:

Có con riêng khi chưa chính thức ly hôn sẽ bị xử phạt như thế nào?

Công ty tư vấn luật doanh nghiệp uy tín hàng đầu tại Hà Nội

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề tại: Linkhay, linkedin, tumblr

-------------------------------

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI VIỆT

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG TRẦN HẰNG

Địa chỉ: số 28 Phố Liễu Giai – Ba Đình – Hà Nội

Tel: (04) 37478888 Fax: (04) 37473966

Hotline: 0933.668.166 hoặc 096.296.0688

Email: info@luatdaiviet.vn

Website: www.luatdaiviet.vn

Đọc tiếp »
Hotline: 0982.882.921

TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ

Tin mới nhất