Thứ Ba, 15 tháng 11, 2022

Thủ tục chuyển nhượng cổ phần trong công ty

Chuyển nhượng cổ phần là hình thức chuyển giao quyền sở hữu cổ phần của công ty từ cổ đông cũ sang cổ đông mới. Vậy hồ sơ, thủ tục chuyển nhượng cổ phần trong công ty như thế nào? Cần lưu ý những điều gì? 

Quy định về việc chuyển nhượng cổ phần trong công ty

Chuyển nhượng cổ phần là việc mà cổ đông góp vốn trong công ty cổ phần chuyển nhượng lại số cổ phần của mình cho người khác. Người nhận số cổ phần chuyển nhượng đó gọi là cổ đông mới. 

Quy định về chuyển nhượng cổ phần trong công ty

Việc chuyển nhượng cổ phần trong công ty được quy định như sau:

- Loại cổ phần được phép chuyển nhượng: cổ phần phổ thông, cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại

- Cổ phần ưu đãi biểu quyết thì cổ đông không được chuyển nhượng sang cho người khác

- Trường hợp người muốn chuyển nhượng cổ phần là cổ đông sáng lập công ty: cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng số cổ phần phổ thông của mình sang cho cổ đông sáng lập khác trong thời hạn 3 năm kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Nếu muốn chuyển nhượng cổ phần cho người không phải là cổ đông sáng lập thì phải được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông.

- Đối với những cổ đông không phải là cổ đông sáng lập thì có quyền tự do chuyển nhượng cổ phàn của mình cho người khác

- Việc chuyển nhượng cổ phần này được thực hiện bằng hợp đồng hoặc thực hiện bằng giao dịch trên sàn chứng khoán

Hồ sơ và thủ tục chuyển nhượng cổ phần 

Trong thời hạn là 90 ngày kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mà cổ đông sáng lập chưa thanh toán hoặc chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua thì mới thông báo với phòng đăng ký kinh doanh về việc thay đổi thông tin của cổ đông sáng lập.

Vì vậy doanh nghiệp sẽ không cần đăng ký thay đổi thông tin cổ đông khi chuyển nhượng cổ phần. Thủ tục chuyển nhượng cổ phần trong công ty sẽ được thực hiện theo hình thức nội bộ và lưu lại trong hồ sơ công ty.

Hồ sơ chuyển nhượng cổ phần

Hồ sơ chuyển nhượng cần chuẩn bị bao gồm:

- Quyết định về việc chuyển nhượng cổ phần của Đại Hội đồng cổ đông

- Biên bản cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông về chuyển nhượng cổ phần

- Danh sách của những cổ đông sáng lập công ty

- Điều lệ của công ty

- Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần 

- Biên bản về việc thanh lý hợp đồng chuyển nhượng cổ phần

- Giấy chứng nhận sở hữu cổ phần 

- Sổ đăng ký cổ đông

Thủ tục chuyển nhượng cổ phần trong công ty gồm những bước sau:

- Bước 1: Tổ chức cuộc họp Đại Hội đồng cổ đông để bàn bạc và ra quyết định về việc chuyển nhượng cổ phần của cổ đông

- Bước 2: Các bên liên quan đến việc chuyển nhượng cổ phần thực hiện ký kết và thực hiện hợp đồng 

- Bước 3: Tiến hành lập biên bản thanh lý hợp đồng chuyển nhượng và ký biên bản 

- Bước 4: Chỉnh sửa và bổ sung thông tin của các cổ đông trong sổ đăng ký cổ đông 

Thủ tục chuyển nhượng cổ phần

Một số lưu ý khi thực hiện chuyển nhượng cổ phần

- Công ty cần có sổ đăng ký cổ đông hiện hữu để tập hợp, lưu trữ và quản lý thông tin của họ. Vì cổng thông tin quốc gia chỉ cập nhật thông tin của các cổ đông sáng lập và không cập nhật thông tin của các cổ đông hiện hữu

- Sau khi hoàn thành việc chuyển nhượng cổ phần, cổ đông chuyển nhượng phải nộp hồ sơ kê khai thuế thu nhập các nhân và đóng thuế TNCN do chuyển nhượng cổ phần theo thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng cổ phần từng lần.

Xem thêm:

- Những điều mà bạn cần biết về vốn điều lệ của công ty

- Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa gồm những gì?

Trên đây là những thông tin về thủ tục chuyển nhượng cổ phần trong công ty. Nếu bạn còn điều gì thắc mắc liên quan đến luật kinh doanh thì hãy liên hệ cho chúng tôi để được giải đáp kịp thời nhé.

Đọc tiếp »

Thứ Hai, 14 tháng 11, 2022

Những điều cần biết về vốn điều lệ của công ty

Khi thành lập công ty, một trong những thủ tục quan trọng và cần thiết đó là đăng ký vốn điều lệ. Điều này sẽ là cơ sở để chủ thể kinh doanh thực hiện hoạt động kinh doanh một cách hợp pháp. Vậy vốn điều lệ của công ty là gì? Những điều cần biết về vốn điều lệ của công ty là như thế nào?

Khái niệm vốn điều lệ

Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết đóng góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hay công ty hợp danh. Còn đối với công ty cổ phần thì vốn điều lệ chính là tổng giá trị mệnh giá cổ phần mà công ty đã bán hoặc đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp

Vốn điều lệ là gì
Vốn điều lệ là gì

Vốn điều lệ có thể là các tài sản sau:

- Đồng Việt Nam, ngoại tệ có thể tự do chuyển đổi hay vàng

- Giá trị quyền sử dụng đất

- Giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ - kỹ thuật

- Và những tài sản có thể định giá bằng Việt Nam Đồng

Trong đó, quyền sở hữu trí tuệ bao gồm các quyền sau:

- Quyền tác giả

- Quyền liên quan đến tác giả

- Quyền sở hữu công nghiệp

- Quyền phát minh đối với giống cây trồng

- Các quyền sở hữu trí tuệ khác được quy định theo pháp luật Việt Nam

Ý nghĩa của vốn diều lệ

- Vốn điều lệ là mức chịu trách nhiệm tài sản tối đa của công ty đối với các đối tác

- Trong trường hợp doanh nghiệp tư nhân thì có vốn đầu tư. Điều này được thể hiện trong giấy đề nghị đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên đối với doanh nghiệp tư nhân thì ý nghĩa vốn điều lệ lại không được đặt ra. Vì doanh nghiệp tư nhân khi xảy ra tình huống xấu thì người chủ doanh nghiệp sẽ phải tính chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp.

Các quy định về vốn điều lệ

- Đối với công ty TNHH: 

Theo luật doanh nghiệp 2020, thời hạn thành viên hoàn thành nghĩa vụ góp đủ vốn điều lệ trong giấy đăng ký kinh doanh là 90 ngày kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Nếu trong vòng 90 ngày mà thành viên góp không đủ vốn thì có thể giảm vốn điều lệ. Hoặc nếu đã góp đủ vốn và muốn góp thêm thì doanh nghiệp có thể đăng ký tăng vốn điều lệ

Quy định về vốn điều lệ đối với công ty TNHH
Quy định về vốn điều lệ đối với công ty TNHH

- Quy định về vốn điều lệ đối với công ty TNHH một thành viên:

Nếu công ty muốn tăng vốn điều lệ thì chủ doanh nghiệp phải đầu tư thêm hoặc huy động thêm vốn góp. Nếu phải huy động thêm vốn góp của người khác thì công ty phải chuyển đổi thành công ty TNHH hai thành viên trở lên trong vòng 15 ngày kể từ ngày thành viên mới cam kết góp vốn vào công ty.

- Quy định về vốn pháp định đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên:

Doanh nghiệp được tùy ý tăng, giảm vốn điều lệ bằng cách tăng hoặc hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo ty lệ vốn góp của họ. Hoặc tiếp nhận/mua lại phần vốn góp, tăng hoặc giảm vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản tăng/giảm của công ty

- Đối với công ty cổ phần:

Theo luật doanh nghiệp 2020. vốn điều lệ của công ty cổ phần là do các cổ đông sáng lập tự thỏa thuận với nhau và ghi vào điều lệ của công ty. Tuy nhiên các cổ đông không cần phải thanh toán luôn có thể mua và thanh toán trong vòng 90 ngày. Đây là một điều rất đặc biệt và chỉ xuất hiện ở công ty cổ phần. 

- Quy định về vốn pháp định đối với công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân:

Doanh nghiệp có thể tự do được tăng hoặc giảm vốn điều lệ. Thời hạn góp vốn, tăng hoặc giảm vốn điều lệ của 2 loại hình công ty này cũng có nhiều điểm phức tạp và chưa thống nhất.

Vốn pháp định khi thành lập doanh nghiệp

Hiện nay pháp luật chỉ quy định một số ngành nghề kinh doanh đặc biệt với cần phải đáp ứng mức vốn điều lệ tối thiểu khi thành lập doanh nghiệp. Đó là các ngành nghề như:

- Kinh doanh bất động sản

- Kinh doanh cảng hàng không, sân bay

- Kinh doanh ngành vận tải và dịch vụ hàng không

- Dịch vụ đảm bảo an toàn hàng hải

- Một số ngành nghề khác

Vốn điều lệ tối thiểu là bao nhiêu khi thành lập doanh nghiệp
Vốn điều lệ tối thiểu là bao nhiêu khi thành lập doanh nghiệp

Đối với những ngành nghề không bắt buộc vốn điều lệ tối thiểu khi thành lập doanh nghiệp. Dù pháp luật không quy định nhưng chủ doanh nghiệp cũng sẽ không để số vốn quá thấp hoặc quá cao. Vì khi vốn điều lệ quá thấp thì doanh nghiệp sẽ không có tiềm lực về tài chính và không thể thực hiện những dự án có quy mô lớn. Còn nếu vốn điều lệ quá cao thì khi xảy ra rủi ro, chủ doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm với toàn bộ số vốn mà mình đã đăng ký. 

Vì vậy, dù pháp luật không quy định về vốn điều lệ tối thiểu với những ngành nghề kinh doanh không cần điều kiện. Tuy nhiên để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của công ty thì các chủ sở hữu doanh nghiệp vẫn nên lựa chọn số vốn điều lệ sao cho phù hợp nhất

Xem thêm:

- Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa gồm những gì?

- Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam cần những thủ tục gì?

Trên đây là những điều cần biết về vốn điều lệ của công ty. Nếu bạn đang có ý định thành lập công ty hay góp vốn kinh doanh thì hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn. Và nếu bạn còn thắc mắc điều gì liên quan đến luật kinh doanh thì đừng ngần ngại mà hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp chi tiết nhất.

Đọc tiếp »

Thứ Sáu, 11 tháng 11, 2022

Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa gồm những gì

Hiện nay có nhiều loại hình doanh nghiệp với hình thức kinh doanh và quy mô khác nhau. Mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có những chính sách khác nhau để phù hợp với tình hình thực tế và tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy doanh nghiệp nhỏ và vừa là gì? Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa như thế nào?

Doanh nghiệp nhỏ và vừa là gì?

Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) là tên gọi tắt của doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa. Được đánh giá theo tiêu chú về vốn, nguồn nhân lực và doanh thu sản phẩm. Đánh giá theo tiêu chí của Nhóm Ngân hàng thế giới thì doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp có số lượng lao động dưới 10 người, doanh nghiệp nhỏ có số lượng lao động từ 10 đến dưới 20 người với nguồn vốn dưới 20 tỷ; doanh nghiệp vừa có từ 200 đến 300 lao động với nguồn vốn từ 20 đến 100 tỷ. 

Ở Việt Nam, các doanh nghiệp vừa cũng có số lượng từ 200-300 lao động, doanh nghiệp nhỏ có  từ 10-20 lao động và doanh nghiệp siêu nhỏ có dưới 10 lao động.

Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa
Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa

Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường chiếm tỷ trọng lớn các loại hình doanh nghiệp còn lại. Hiện nay có khoảng 95% các doanh nghiệp đăng ký hoạt dộng tại Việt Nam hoạt động dưới mô hình này. Vì vậy đóng góp của những doanh nghiệp nhỏ và vừa vào tổng sản lượng và tạo việc làm là rất lớn. 

- Giữ vai trò ổn định nền kinh tế: Phần lớn, các doanh nghiệp nhỏ và vừa là những nhà thầu phụ cho các doanh nghiệp lớn. Sự điều chỉnh hợp đồng thầu phụ tại các thời điểm cho phép nền kinh tế có được sự ổn định. Do đó doanh nghiệp nhỏ và vừa được ví như là thanh giảm sóc cho nền kinh tế.

- Góp phần làm cho nền kinh tế năng động: Doanh nghiệp nhỏ và vừa có quy mô nhỏ nên dễ điều chỉnh và thay đổi sao cho phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế.

Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa

- Tạo nên ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ quan trọng: Vì là loại hình doanh nghiêp nhỏ và vừa nên chỉ chuyên môn hóa vào sản xuất một vài chi tiết. Từ các chi tiết đó sẽ lắp ráp thành một sản phẩm hoàn chỉnh

- Giữ vai trò trụ cột của kinh tế địa phương: Các doanh nghiệp lớn thường đặt trụ sở ở những trung tâm kinh tế của đất nước. Thì các doanh nghiệp nhỏ và vừa lại có mặt ở khắp các địa phương và là đối tượng có đóng góp quan trọng và nguồn thu ngân sách, vào sản lượng và tạo ra nhiều việc làm ở địa phương.

- Có đóng góp không nhỏ vào giá trị sản lượng GDP cho quốc gia.

Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa

Xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Điều 4 Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa:

1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, có số người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân không quá 200 người và đáp ứng mọt trong 2 tiêu chí sau:

- Tổng nguồn vốn không quá 200 tỷ

- Tổng doanh thu của năm gần nhất không quá 200 tỷ

2. Doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa được xác định theo lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp và xây dựng, thương mại và dịch vụ.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Doanh nghiệp nhỏ và vừa

⭐ Doanh nghiệp siêu nhỏ:

- Trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp và công nghiệp xây dựng: số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân một năm không quá 10 người. Tổng doanh thu 1 năm không quá 3 tỷ hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ

- Trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ: số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân 1 năm không quá 10 người. Tổng doanh thu 1 năm không quá 10 tỷ hoặc tổn nguồn vốn không quá 3 tỷ.

⭐ Doanh nghiệp nhỏ:

- Trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp và công nghiệp xây dựng: Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân 1 năm không quá 100 người. Tổng doanh thu 1 năm không quá 50 tỷ hoặc tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ

- Trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ: Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân 1 năm không quá 50 người. Tổng doanh thu 1 năm không quá 100 tỷ hoặc tổng nguồn vốn không quá 50 tỷ

⭐ Doanh nghiệp vừa:

- Trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp và công nghiệp xây dựng: Số người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân 1 năm không quá 200 người. Tổng doanh thu 1 năm không quá 200 tỷ hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ.

- Trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ: Số người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân 1 năm không quá 100 người. Tổng doanh thu 1 năm không quá 300 tỷ hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ.

Xem thêm:

- Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam cần có những thủ tục gì?

- Đăng ký kinh doanh cơ sở giáo dục cần những điều kiện gì?

Trên đây là những thông tin về tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hy vọng quá bài viết này các bạn có thể xác định được các loại hình doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nếu còn điều gì thắc mắc liên quan đến luật kinh doanh thì hãy để lại bình luận cho chúng tôi để chúng tôi kịp thời giải đáp giúp các bạn nhé.

Đọc tiếp »

Thứ Tư, 9 tháng 11, 2022

Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam cần có những thủ tục gì?

Khi đến sinh sống và làm việc ở bất kì quốc gia nào thì cũng đều cần phải có những thủ tục bắt buộc. Và ở Việt nam cũng vậy. Khi mà ngày càng có nhiều người nước ngoài tham gia vào thị trường lao động trong nước, thì họ phải đáp ứng đủ diều kiện, tuân thủ đúng trình tự và thủ túc mà pháp luật Việt Nam quy định. Vậy người nước ngoài làm việc tại Việt nam cần có những thủ tục gì?

Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam cần những điều kiện gì?

👉 Đối với người lao động:

- Phải nằm trong độ tuổi lao động theo quy định của Luật Lao động Việt Nam và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự
- Có trình độ chuyên môn, tay nghề và kinh nghiệm làm việc
- Có đủ sức khỏe để làm việc theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế
- Không thuộc diện đang chấp hành hình phạt hoặc chưa xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy đinh của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam
- Có giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp. Trừ trường hợp người nước ngoài đó thuộc diện không cần cấp giấy phép lao động
Thủ tục cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Thủ tục cần có để người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

👉 Đối với doanh nghiệp sử dụng lao động:

Để có thể thuê người nước ngoài làm việc cho mình thì các doanh nghiệp hoặc tổ chức tại Việt Nam cũng cần phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Chỉ được tuyển những lao động nước ngoài vào làm tại các vị trí quản lý, điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật khi mà lao động Việt Nam chưa đáp ứng được
- Doanh nghiệp phải giải trình nhu cầu sử dụng lao động và được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan có thầm quyền trước khi tuyển dụng lao động nước ngoài
- Doanh nghiệp phải kê khai đầy đủ và cụ thể các vị trí công việc, trình độ chuyên môn, kỹ thuật, kinh nghiệm làm việc của lao động nước ngoài, thời gian làm việc cần sử dụng lao động nước ngoài và phải được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền.

Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam cần những thủ tục gì?

💥 Đối với người lao động nước ngoài:

- Đăng ký tuyển dụng vào công ty hay doanh nghiệp tại Việt Nam để làm một công việc cụ thể như chuyên gia, quản lý, lao động kỹ thuật,... theo đúng với quy định của pháp luật Việt Nam. Hiện nay Việt Nam chỉ tiếp nhận những lao động nước ngoài có trình độ cao, không tiếp nhận những lao động phổ thông.
- Người nước ngoài cần chuẩn bị các hồ sơ xin cấp giấy phép lao động tai Việt Nam. Bao gồm các giấy tờ liên quan như bằng cấp, xác nhận kinh nghiệm làm việc, lý lịch tư pháp, giấy khám sức khỏe,... Những hồ sơ giấy tờ này phải được Hợp pháp hóa lãnh sự bởi Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài (Đại sứ quán, lãnh sự quán Việt Nam)
- Sau khi doanh nghiệp Việt Nam xin được Công văn chấp thuận nhập cảnh cho người lao động nước ngoài vào làm việc với mình thì người lao động đó phải chuẩn bị các thủ tục xin cấp visa Việt Nam tại Đại sứ quán, Lãnh sự quán hoặc cửa khẩu sân bay.
Cấp giấy phép lao động cho lao động nước ngoài
Cấp giấy phép lao động tại Việt Nam cho lao động nước ngoài

💥 Đối với người sử dụng lao động nước ngoài:

- Đăng ký nhu cầu sử dụng lao động với Cơ quan quản lý có thẩm quyền như Sở lao động hoặc Ban quản lý các khu công nghiệp,...
- Nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép lao động cho người nước ngoài
- Nộp hồ sơ xin cấp visa hoặc thẻ tạm trú cho người nước ngoài sau khi lao động nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động
- Đăng ký tạm trú cho lao động nước ngoài sau khi người nước ngoài nhập cảnh theo sự bảo lãnh của doanh nghiệp Việt nam
- Kê khai các nghĩa vụ thuế, bảo hiểm và các nghĩa vụ liên quan với Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Xem thêm:

Trên đây là những tin về những thủ tục cần có để người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Để biết thêm thông tin chi tiết về thủ tục cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài hay các vấn đề liên quan đến luật kinh doanh thì hãy liên hệ ngay cho Luật Đại Việt để được tư vấn và hỗ trợ nhé.

Đọc tiếp »

Thứ Ba, 8 tháng 11, 2022

Đăng kí kinh doanh cơ sở giáo dục cần những điều kiện gì?

Ngày nay giáo dục đang ngày càng được chú trọng. Vì vậy nên ngày càng có nhiều cơ sở giáo dục được thành lập lên để đáp ứng nhu cầu giáo dục ngày một tăng cao. Vậy để đăng ký kinh doanh cơ sở giáo dục cần những điều kiện gì?

Điều kiện thành lập cơ sở kinh doanh giáo dục

Để thành lập cơ sở kinh doanh giáo dục thì cần những điều kiện sau:

- Kinh doanh phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam

- Cơ sở vật chất phải đảm bảo diện tích đất tối thiểu như:

+ Đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp thì diện tích tối thiểu là 1000m2

+ Trường trung cấp: Trong khu vực đô thị thì diện tích tối thiểu là 10.000m2, khu vực ngoài đô thị là 20.000m2

+ Trường cao đẳng: Trong khu vực đô thị thì diện tích tối thiểu là 20.000m2, khu vực ngoài đô thị là 40.000m2

- Thanh lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần có vốn đầu tư tối thiểu như sau:

+ Đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp thì vốn đầu tư tối thiểu là 5 tỷ đồng

+ Đối với trường trung cấp là 50 tỷ đồng

+ Đối với trường cao đẳng là 100 tỷ đồng

- Cơ sở kinh doanh phải đáp ứng các điều kiện đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định về cơ cấu tổ chức, cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo, chương trình giảng dạy, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý.

Điều kiện đăng ký thành lập cơ sở giáo dục
Điều kiện đăng ký thành lập cơ sở kinh doanh giáo dục

Quy trình thành lập cơ sở kinh doanh giáo dục

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập cơ sở kinh doanh giáo dục

Hồ sơ sẽ bao gồm:

- Giấy đề nghị thành lập cơ sở kinh doanh giáo dục

- Dự thảo điều lệ công ty

- Danh sách thành viên công ty

- Đối với cá nhân thì sẽ cần bản sao hợp lệ giấy chứng thực cá nhân. Còn đối với tổ chức thì sẽ cần giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và giấy chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền của doanh nghiệp.

- Văn bản quyết định vốn góp, văn bản cử đại diện theo ủy quyền đối với thành viên công ty.

Bước 2: Khắc con dấu công ty

Bước 3: Công bố mẫu dấu

Sau khi có con dấu, thì cần thực hiện thủ tục công bố mẫu dấu của công ty trên cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để con dấu có hiệu lực và được sử dụng hiệu quả.

Quy trình thành lập cơ sở kinh doanh giáo dục
Quy trình thành lập cơ sở kinh doanh giáo dục

Trên đây chỉ là những điều kiện cần có để thành lập cơ sở kinh doanh giáo dục. Để cơ sở giáo dục đi vào hoạt động ổn định thì cần thêm những thủ tục sau:

- Làm biển và treo biến tại trụ sở kinh doanh

- Đăng ký mua chữ ký số điện tử

- Mở tài khoản ngân hàng với chủ tài khoản là doanh nghiệp

- Đăng ký tài khoản với Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Đăng ký nộp thuế điện tử

- Kê khai và nộp thuế môn bài

- Phát hành hóa đơn điện tử

Xem thêm:

- Điều kiện và thủ tục thành lập sàn thương mại điện tử

- Các hình thức mua bán doanh nghiệp phổ biến hiện nay

Trên đây là những điều kiện để đăng ký kinh doanh cơ sở giáo dục. Để tránh những rủi ro pháp lý không đáng có, hãy để lại bình luận cho chúng tôi nếu bạn còn điều gì khúc mắc về luật kinh doanh nhé.

Đọc tiếp »

Thứ Hai, 7 tháng 11, 2022

Điều kiện và thủ tục thành lập sàn thương mại điện tử

Thương mại điện tử hiện không còn xa lạ đối với mọi người. Nó là một thị trường trực tuyến giúp người dùng có thể giao dịch ngay tại nhà mà không cần đi đến cửa hàng. Nhiều doanh nghiệp hiện nay kinh doanh sản phẩm dịch vụ cũng thành lập sàn thương mại điện tử riêng. Vậy điều kiện và thủ tục thành lập sàn thương mại điện tử là như thế nào? 

Sàn thương mại điện tử là gì?

Sàn thương mại điện tử là trang thông tin điện tử được thiết lập để phục vụ một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ:  trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ, giao kết hợp đồng, cung ứng dịch vụ, thanh toán và cả dịch vụ sau bán hàng. 

Sàn giao dịch thương mại điện tử
Sàn thương mại điện tử

Điều kiện để thành lập sàn thương mại điện tử

Để thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử thì cần đáp ứng các điều kiện sau:

- Là thương nhân hoặc tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật

- Có phương án cung cấp dịch vụ, trong đó nêu rõ các nội dung:

+ Mô hình tổ chức hoạt động, bao gồm hoạt động cung cấp dịch vụ, hoạt động xúc tiến, tiếp thị dịch vụ cả trong và ngoài môi trường trực tuyến; hoạt động vận chuyển hàng hóa

+ Phân định quyền và trách nhiệm giữa thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử với các bên sử dụng dịch vụ

- Cá nhân hoặc tổ chức đã đăng ký thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử và được xác nhận bởi Bộ Công Thương

Điều kiện thành lập sàn thương mại điện tử
Điều kiện thành lập sàn thương mại điện tử

Hồ sơ cần chuẩn bị để thành lập sàn thương mại điện tử

- Đơn đăng ký website cung cấp dịch vụ sàn thương mại điện tử

- Bản sao sổ gốc, bản sao có chứng thực, bản sao xuất trình kèm bản chính, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư

- Đề án cung cấp dịch vụ

- Quy chế quản lý hoạt động của sàn thương mại điện tử

- Mẫu hợp đồng dịch vụ hoặc thỏa thuận hợp tác giữa thương nhận, tổ chức sở hữu website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử với thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia mua bán hàng hóa, dịch vụ

- Các điều kiện giao dịch chung áp dụng cho hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trên sàn thương mại điện tử

Quy trình đăng ký thành lập sàn thương mại điện tử

Bước 1: Thương nhân, tổ chức đăng ký tài khoản đăng nhập hệ thống. Muốn đăng ký tài khoản thì cần cung cấp những thông tin sau:

- Tên thương nhân hoặc tổ chức

- Số đăng ký kinh doanh của thương nhân hoặc số quyết định thành lập của tổ chức

- Lĩnh vực hoạt động kinh doanh

- Địa chỉ đặt trụ sở chính của thương nhân, tổ chức

- Các thông tin liên hệ

Bước 2: Thương nhân, tổ chức nhận kết quả từ Bộ Công thương qua địa chỉ thư điện tử trong thời hạn 3 ngày làm việc về một số nội dung sau:

- Trường hợp thông tin đăng ký tài khoản đầy đủ thì thương nhân, tổ chức sẽ được cấp một tài khoản đăng nhập hệ thống sau đó tiến hành tiếp bước 3

- Trường hợp đăng ký tài khoản bị từ chối hoặc yêu cầu bổ sung thông tin thì thương nhân, tổ chức phải tiến hành đăng ký lại hoặc bổ sung thông tin theo yêu cầu

Bước 3: Sau khi được cấp tài khoản đăng nhập hệ thống, thương nhân, tổ chức tiến hành đăng nhập ->  chọn chức năng đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử -> tiến hành khai báo thông tin theo mẫu và đính kèm hồ sơ đăng ký

Quy trình đăng ký sàn thương mại điện tử
Quy trình đăng ký sàn thương mại điện tử

Bước 4: Thương nhân, tổ chức nhận thông tin phản hồi của Bộ Công Thương qua địa chỉ thư điện tử trong thời hạn 7 ngày làm việc về một số nội dung sau:

- Bộ Công Thương xác nhận hồ sơ đăng ký đầy đủ, hợp lệ và yêu cầu thương nhân, tổ chức thực hiện tiếp bước 5

- Bộ Công Thương thông báo hồ sơ đăng ký không hợp lệ hoặc yêu cầu bổ sung thông tin. Khi đó thương nhân, tổ chức phải quay về bước 3 để khai báo lại hoặc bổ sung các thông tin, hồ sơ theo yêu cầu

- Kể từ khi nhận được thông báo yêu cầu bổ sung thông tin ở Bước 4, trong thời giạn 30 ngày làm việc, nếu thương nhân, tổ chức không có phản hồi thì hồ sơ đăng ký trên hệ thống sẽ bị khóa và thương nhân, tổ chức phải tiến hành đăng ký lại từ đầu.

Bước 5: Sau khi nhận được thông báo xác nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, thương nhân, tổ chức gửi về Bộ Công Thương bộ hồ sơ đăng ký hoàn chỉnh theo quy định.

Xem thêm:

- Các hình thức mua bán doanh nghiệp phổ biến hiện nay

- Những lỗi thường gặp khi soạn thảo hợp đồng kinh tế

Trên đây là những điều kiện, thủ tục và quy trình thành lập sàn thương mại điện tử. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích được cho việc kinh doanh của bạn. Nếu bạn còn thắc mắc gì về luật kinh doanh thì hãy để lại bình luận cho chúng tôi để chúng tôi kịp thời giải đáp giúp bạn nhé.

Đọc tiếp »

Thứ Năm, 3 tháng 11, 2022

Các hình thức mua bán doanh nghiệp phổ biến hiện nay

Trong tình hình nền kinh tế đang ngày càng phát triển thì các doanh nghiệp cũng hình thành lên từng ngày. Trao đổi, buôn bán kinh doanh ngày càng được đẩy mạnh; từ những mặt hàng nhỏ cho đến cả một công ty. Vậy các hình thức mua bán doanh nghiệp phổ biến hiện nay là gì?

Doanh nghiệp là gì?

Theo Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.

Các hình thức mua bán doanh nghiệp hiện nay
Các hình thức mua bán doanh nghiệp hiện nay

Hiện nay có những loại hình doanh nghiệp nào phổ biến?

- Doanh nghiệp tư nhân

- Công ty TNHH một thành viên

- Công ty TNHH hai thành viên trở lên

- Công ty hợp danh

- Công ty cổ phần

Mua bán doanh nghiệp là gì?

Mua bán doanh nghiệp là các hoạt động sáp nhập, mua bán. Nói một cách đơn giản đó là việc một cá nhân hoặc doanh nghiệp mua lại hoặc sáp nhập một công ty khác và không làm xuất hiện thêm một pháp nhân nào mới.

Đây còn được coi là một dự án đầu tư kinh doanh. Khi thấy được tiềm năng hay khó khăn tài chính của công ty nhỏ thì các tập đoàn hoặc doanh nghiệp lớn sẽ thâu tóm, mua lại công ty nhỏ đó. Từ đó, công ty nhỏ bị mua lại đó sẽ không còn tồn tại. Nó chỉ tồn tại với tư cách là công ty con, chi nhánh nhỏ chịu sự quản lý của doanh nghiệp đã mua lại. 

Mua bán doanhg nhiệp
Mua bán doanh nghiệp

Cá nhân cũng có thể mua lại doanh nghiệp. Bằng cách chuyển nhượng qua tay thay đổi thông tin công ty và tiếp tục kinh doanh phát triển công ty.

Các hình thức mua bán doanh nghiệp phổ biến hiện nay 

1. Hình thức mua bán toàn bộ doanh nghiệp

Đây là hình thức mà chủ sở hữu doanh nghiệp chuyển quyền sở hữu toàn bộ doanh nghiệp của mình cho bên mua. Hình thức này bao gồm:

- Mua bán doanh nghiệp tư nhân

- Chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp, cổ phần cho bên nhận 

Hình thức mua lại toàn bộ doanh nghiệp
Mua lại toàn bộ doanh nghiệp

Các tiêu chí nhận diện hình thức mua bán toàn bộ doanh nghiệp

- Bên bán phải là chủ sở hữu doanh nghiệp

- Quan hệ chuyển nhượng vốn giữa chủ sở hữu và bên nhận chuyển nhượng được ghi nhận bằng hợp đồng chuyển nhượng vốn góp, hợp đồng chuyển nhượng cổ phần

- Đối tượng mua bán phải là doanh nghiệp

- Bên nhận chuyển nhượng toàn bộ phần góp vốn, toàn bộ vốn điều lệ hoặc mua doanh nghiệp tư nhân phải đăng ký thay đổi thành viên, chủ sở hữu doanh nghiệp theo quy định của pháp luật

2. Hình thức mua bán một phần doanh nghiệp

Đây là việc chủ sở hữu doanh nghiệp chuyển quyền sở hữu một phần doanh nghiệp cho bên mua để bên mua có quyền kiểm soát doanh nghiệp mục tiêu. Hình thức này bao gồm:

- Các thành viên và cổ đông công ty chuyển nhượng phần vốn góp, cổ phần chi phối cho bên nhận chuyển nhượng để bên nhận chuyển nhượng có thể kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp mục tiêu

Hình thức mua bán một phần doanh nghiệp
Mua bán một phần doanh nghiệp

Các tiêu chí nhận diện hình thức mua bán một phần doanh nghiệp

- Đối tượng mua bán ở đây không phải là toàn bộ doanh nghiệp, mà chỉ là một phần doanh nghiệp

- Chỉ được coi là mua một phần doanh nghiệp nếu bên nhận chuyển nhượng nhận chuyển nhượng phần vốn góp đến tỉ lệ phần vốn góp chi phối

- Bên nhận chuyển nhượng tỉ lệ phần vốn góp chi phối có quyền kiểm soát hoạt động của chủ doanh nghiệp mục tiêu

Các trường hợp của hình thức mua bán một phần doanh nghiệp

- Chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên chuyển nhượng phần vốn chi phối cho tổ chức, các nhân nào đó

- Thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên chuyển nhượng phần vốn chi phối cho các thành viên còn lại hoặc tổ chức, cá nhân khác

- Cổ đông công ty cổ phần chuyển nhượng cổ phần chi phối cho các cổ đông còn lại hoặc các tổ chức, cá nhân khác

- Thành viên hợp danh chuyển nhượng phần vốn góp cho các thành viên hoặc cá nhân khác

Xem thêm:

- Những lỗi thường gặp khi soạn thảo hợp đồng kinh tế

- Chế độ nghỉ thai sản với lao động nữ được quy định như thế nào?

Trên đây là những thông tin về các hình thức mua bán doanh nghiệp phổ biến hiện nay. Nếu bạn có điều gì thắc mắc liên quan đến luật Kinh doanh thì hãy để lại bình luận cho chúng tôi để chúng tôi kịp thời giải đáp giúp bạn nhé. 

Đọc tiếp »
Hotline: 0982.882.921

TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ

Tin mới nhất