Thứ Sáu, 30 tháng 7, 2021

Các biện pháp bảo vệ trong tố tụng hình sự

 

Trong trường hợp cấp bách có thể tạm thời di chuyển người được bảo vệ đến trụ sở cơ quan Công an, cơ quan Quân đội hoặc địa điểm khác thuộc phạm vi quản lý, bảo vệ của cơ quan Công an, cơ quan Quân đội.

1.Các biện pháp bảo vệ trong tố tụng hình sự là gì?

Các biện pháp bảo vệ trong tố tụng hình sự được quy định tại Điều 6 Nội quy phiên Tòa ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 13/2013/TTLT-BCA-BQP-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn thực hiện quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tố giác tội phạm, người làm chứng, người bị hại và người thân thích của họ trong tố tụng hình sự do Bộ trưởng Bộ Công an - Bộ Quốc Phòng - Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao - Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành cụ thể như sau:

1. Bố trí lực lượng, phương tiện; tiến hành các biện pháp nghiệp vụ; sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện giao thông, thông tin liên lạc để canh gác, bảo vệ (tại phiên tòa, nơi ở, nơi làm việc, học tập của người được bảo vệ, trên các phương tiện giao thông và các nơi cần thiết khác).

2. Hạn chế phạm vi đi lại, quan hệ giao tiếp, thăm gặp, làm việc, học tập của người được bảo vệ trong một thời gian nhất định khi xét thấy mức độ tấn công hoặc xâm hại của tội phạm đối với người được bảo vệ ở mức nguy hiểm cao.

3. Giữ bí mật việc cung cấp chứng cứ, vật chứng, tài liệu có liên quan trực tiếp đến hành vi phạm tội, người phạm tội của người được bảo vệ khi họ yêu cầu hoặc xét thấy họ có thể bị nguy hiểm do việc cung cấp chứng cứ, vật chứng, tài liệu đó. Tùy từng vụ án cụ thể, trước khi đưa vụ án ra xét xử, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa cần trao đổi thống nhất với cơ quan có trách nhiệm bảo vệ về việc áp dụng các hình thức để bảo đảm việc giữ bí mật cho người được bảo vệ như cấm ghi hình, ghi âm, chụp ảnh tại phiên tòa; không công bố họ tên, lai lịch của người được bảo vệ; cách ly người được bảo vệ và thực hiện việc hỏi kín đối với người được bảo vệ ... Đối với người bào chữa, khi được tiếp xúc, nghiên cứu đơn thư tố giác, lời khai hoặc các tài liệu khác trong hồ sơ vụ án có liên quan đến người đang được áp dụng các biện pháp bảo vệ phải cam kết giữ bí mật bằng văn bản và chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam kết đó.

4. Di chuyển, giữ bí mật chỗ ở, nơi làm việc, học tập cho người được bảo vệ:

a) Trong trường hợp cần thiết, có thể di chuyển người được bảo vệ ra khỏi chỗ ở, nơi làm việc, học tập và tuyệt đối giữ bí mật chỗ ở, nơi làm việc, học tập mới của họ. Thời hạn di chuyển có thể là tạm thời hoặc vĩnh viễn. Phạm vi di chuyển có thể là trong cùng một địa phương hoặc đến địa phương khác hoặc ra nước ngoài tùy từng trường hợp cụ thể và điều kiện, khả năng cho phép.

b) Trong trường hợp cấp bách có thể tạm thời di chuyển người được bảo vệ đến trụ sở cơ quan Công an, cơ quan Quân đội hoặc địa điểm khác thuộc phạm vi quản lý, bảo vệ của cơ quan Công an, cơ quan Quân đội.

5. Răn đe, cảnh cáo, vô hiệu hóa hành vi xâm hại người được bảo vệ; áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật để ngăn chặn, xử lý kịp thời hành vi xâm hại người được bảo vệ.

6. Thay đổi tung tích, lai lịch, đặc điểm nhân thân, nhân dạng của người được bảo vệ.

7. Các biện pháp bảo vệ khác.

Các biện pháp quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 7 Điều này được áp dụng trong bất cứ trường hợp nào mà cơ quan có trách nhiệm bảo vệ xét thấy cần thiết; riêng biện pháp quy định tại khoản 6 Điều này phải có sự đồng ý của người được bảo vệ hoặc người đại diện hợp pháp của họ.

2.Người được bảo vệ trong tố tụng hình sự.

Theo Điều 484 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về: Người được bảo vệ có nội dung như sau:

“1. Những người được bảo vệ gồm:

a) Người tố giác tội phạm;

b) Người làm chứng;

c) Bị hại;

d) Người thân thích của người tố giác tội phạm, người làm chứng, bị hại.

2. Người được bảo vệ có quyền:

a) Đề nghị được bảo vệ;

b) Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ;

c) Được biết về việc áp dụng biện pháp bảo vệ; đề nghị thay đổi, bổ sung, hủy bỏ biện pháp bảo vệ;

d) Được bồi thường thiệt hại, khôi phục danh dự, bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp trong thời gian bảo vệ.

3. Người được bảo vệ có nghĩa vụ:

a) Chấp hành nghiêm chỉnh các yêu cầu của cơ quan bảo vệ liên quan đến việc bảo vệ;

b) Giữ bí mật thông tin bảo vệ;

c) Thông báo kịp thời đến cơ quan có trách nhiệm bảo vệ về những vấn đề nghi vấn trong thời gian được bảo vệ.”

Như vậy, nhân chứng, người tố giác và những người tham gia tố tụng khác và thân thích của họ là những đối tượng được xác định có nguy cơ bị người phạm tội hoặc thân nhân của người phạm tội đe dọa, gây thiệt hại đến các quyền và lợi ích hợp pháp nhằm gây cản trở cho việc điều tra hoặc có các hành vi trả thù.

Chính vì vậy, để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người làm chứng, người tố giác và những người tham gia tố tụng khác trọng các vụ án hình sự và nhằm thu thập được đầy đủ chứng cứ chứng minh từ những người này, các cơ quan tiến hành tố tụng phải áp dụng các biện pháp bảo vệ nhằm tạo điều kiện cho họ tham gia cung cấp các thông tin đầy đủ chính xác, không bị ràng buộc bởi bất cứ sự đe dọa, mua chuộc, khống chế nào và đảm bảo cho sự an toàn về sức khỏe, tính mạng và tài sản của họ.

Việc thực hiện các biện pháp bảo vệ đối với người làm chứng, người tố giác và những người tham gia tố tụng khác có hiệu quả lớn như sau:

– Giảm thiểu những nguy cơ bị trả thù hoặc đe dọa có thể xảy ra đối với họ.

– Thể hiện trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

– Góp phần tạo lập và củng cố niềm tin của quần chúng nhân dân vào Nhà nước, trước hết là vào các cơ quan bảo vệ pháp luật từ đó khuyến khích quần chúng nhân dân tham gia ngày càng tích cực hơn vào cuộc đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm.

3.Các biện pháp bảo vệ trong tố tụng hình sự.

Ngày nay, có rất nhiều trường hợp nhân chứng trong các vụ án hình sự bị mua chuộc, khống chế, bị đe dọa, trả thù… song việc bảo vệ người làm chứng, người tố giác và những người tham gia tố tụng khác có nguy cơ bị đe dọa gây thiệt hại không kịp thời và chưa theo một quy trình thống nhất tù đó để xảy ra hậu quả đáng tiếc, khi xảy ra hậu quả cơ quan có thẩm quyền mới can thiệp. Chính vì thế, các biện pháp bảo vệ đối với các đối tượng cần bảo vệ có ý nghĩa hết ức quan trọng. Bộ luật tố tụng hình sự 2015 đã có những quy định chi tiết về các biện pháp bảo vệ đối với người làm chứng, người tố giác, những người tham gia tố tụng khác và nhân thân của họ.

Theo Điều 486 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về các biện pháp bảo vệ có nội dung như sau:

“1. Khi có căn cứ xác định tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ bị xâm hại hoặc bị đe dọa xâm hại do việc cung cấp chứng cứ, tài liệu, thông tin liên quan đến tội phạm thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng quyết định áp dụng những biện pháp sau đây để bảo vệ họ:

a) Bố trí lực lượng, tiến hành các biện pháp nghiệp vụ, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và các phương tiện khác để canh gác, bảo vệ;

b) Hạn chế việc đi lại, tiếp xúc của người được bảo vệ để bảo đảm an toàn cho họ;

c) Giữ bí mật và yêu cầu người khác giữ bí mật các thông tin liên quan đến người được bảo vệ;

d) Di chuyển, giữ bí mật chỗ ở, nơi làm việc, học tập; thay đổi tung tích, lý lịch, đặc điểm nhân dạng của người được bảo vệ, nếu được họ đồng ý;

đ) Răn đe, cảnh cáo, vô hiệu hóa các hành vi xâm hại người được bảo vệ; ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi xâm hại theo quy định của pháp luật;

e) Các biện pháp bảo vệ khác theo quy định của pháp luật.

2. Việc áp dụng, thay đổi các biện pháp bảo vệ quy định tại khoản 1 Điều này không được làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được bảo vệ.”

4.Quy định về các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt

Điều 223, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt như sau:

“Sau khi khởi tố vụ án, trong quá trình điều tra, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt: (1). Ghi âm, ghi hình bí mật; (2). Nghe điện thoại bí mật; (3). Thu thập bí mật dữ liệu điện tử”.

Theo quy định tại điều luật, có 03 biện pháp điều tra bí mật đặc biệt, bao gồm: ghi âm, ghi hình bí mật; nghe điện thoại bí mật; thu thập bí mật dữ liệu điện tử.

So với các biện pháp điều tra bí mật mà pháp luật quốc tế khuyến nghị sử dụng, nhà làm luật Việt Nam mới chỉ bước đầu thừa nhận những biện pháp cơ bản, thiết yếu. Ngoài ra, còn có các biện pháp phổ biến chưa được thừa nhận là: vận chuyển có kiểm soát; đưa người thâm nhập tổ chức và tiếp cận cá nhân phạm tội để thu thập chứng cứ .

Có thể thấy, các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt trong tố tụng hình sự chủ yếu là các biện pháp nhằm bí mật thu thập chứng cứ: ghi âm bí mật, ghi hình bí mật, nghe điện thoại bí mật hoặc thu thập bí mật dữ liệu điện tử.

Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể áp dụng kết hợp nhiều biện pháp điều tra này nhằm đảm bảo mục đích thu thập chứng cứ, phục vụ cho việc đấu tranh phòng, chổng tội phạm.

Đồng thời với quy định liệt kê các biện pháp điều tra đặc biệt trong tố tụng hình sự, nhà làm luật đưa ra một nguyên tắc đối với nhóm biện pháp này. Đó là, các biện pháp này chỉ được sử dụng “sau khi khởi tố vụ án hình sự, trong quá trình điều tra". Khác với một số biện pháp điều tra khác như khám nghiệm hiện trường có thể tiến hành trước khi khởi tố vụ án hình sự, biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt chỉ được áp dụng trong giai đoạn điều tra.

Giai đoạn điều tra là giai đoạn quan trọng trong mô hình tố tụng hình sự của Việt Nam. Nhiệm vụ của giai đoạn này, về cơ bản, là thu thập chứng cứ để xác định tội phạm và người phạm tội, thu thập chứng cứ về các vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án hình sự. Do biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt được áp dụng đổi với các tội phạm nguy hiểm, đặc biệt nghiêm trọng nên ngoài yêu cầu điều tra, giải quyết đối với vụ án đã khởi tố, hoạt động phòng ngừa tội phạm cũng được ưu tiên đặt lên hàng đầu.

Mức độ áp dụng, thời điểm áp dụng, thời hạn áp dụng, trường hợp và loại biện pháp điều tra đặc biệt áp dụng cần được nhà làm luật cân nhắc kĩ, một mặt đảm bảo yêu cầu đấu tranh chống, phòng ngừa tội phạm, mặt khác đảm bảo không lạm quyền, xâm phạm đến quyền cơ bản của công dân.

5.Quy định của luật

Điều 486. Các biện pháp bảo vệ

1. Khi có căn cứ xác định tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ bị xâm hại hoặc bị đe dọa xâm hại do việc cung cấp chứng cứ, tài liệu, thông tin liên quan đến tội phạm thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng quyết định áp dụng những biện pháp sau đây để bảo vệ họ:

a) Bố trí lực lượng, tiến hành các biện pháp nghiệp vụ, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và các phương tiện khác để canh gác, bảo vệ;

b) Hạn chế việc đi lại, tiếp xúc của người được bảo vệ để bảo đảm an toàn cho họ;

c) Giữ bí mật và yêu cầu người khác giữ bí mật các thông tin liên quan đến người được bảo vệ;

d) Di chuyển, giữ bí mật chỗ ở, nơi làm việc, học tập; thay đổi tung tích, lý lịch, đặc điểm nhân dạng của người được bảo vệ, nếu được họ đồng ý;

đ) Răn đe, cảnh cáo, vô hiệu hóa các hành vi xâm hại người được bảo vệ; ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi xâm hại theo quy định của pháp luật;

e) Các biện pháp bảo vệ khác theo quy định của pháp luật.

2. Việc áp dụng, thay đổi các biện pháp bảo vệ quy định tại khoản 1 Điều này không được làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được bảo vệ.

Trân trọng./.

Xem thêm các tin tức liên quan:

BUÔN LẬU KHẨU TRANG THU LỢI BẤT CHÍNH HAI TỈ ĐỒNG PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ THẾ NÀO?

KHI LY HÔN, TÀI SẢN ĐƯỢC CHIA NHƯ THẾ NÀO?

Hoặc các bài viết cùng chủ đề tại:

http://congtyluatsuuytin.blogspot.com/
https://luatuytinhanoi.blogspot.com/
https://tuvanluatthanhlapdoanhnghiep.blogspot.com/
https://www.linkedin.com/in/tuvanluat-mienphi-69783218a/
https://linkhay.com/u/tuvanluatmienphi
https://sites.google.com/view/tuvanluathanoi/trang-ch%E1%BB%A7
Đọc tiếp »

Buôn lậu khẩu trang thu lợi bất chính hai tỉ đồng phải chịu trách nhiệm hình sự thế nào?

 

Buôn lậu khẩu trang thu lợi bất chính hai tỉ đồng phải chịu trách nhiệm hình sự thế nào?

Buôn bán trái pháp luật qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại các đối tượng kể trên được hiểu là hành vi trao đổi các thứ này qua biên giới quốc gia hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trải với quy định của Nhà nước như không khai báo, ...

1. Khái quát chung về hành vi buôn lậu

Tội buôn lậu được quy định tại Điều 188 Bộ luật dân sự 2015 sửa đổi 2017, cụ thể như sau:

"Điều 188. Tội buôn lậu

ỉ. Người nào buôn bản qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khỉ quý, đá quỷ trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chỉnh về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

b) Vật phạm pháp là di vật, cổ vật.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tố chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Vật phạm pháp trị giả từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

d) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

đ) Vật phạm pháp là bảo vật quốc gia;

e) Lợi dụng chức vụ, qưyền hạn;

g) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

h) Phạm tội 02 lần trở lên;

i) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Vật phạm pháp trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

b) Thu lợi bất chỉnh từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thỉ bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;

b) Thu lợi bất chỉnh 1.000.000.000 đồng trở lên;

c) Lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cẩm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

6. Pháp nhăn thưong mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này với hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quỷ trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng; hàng hóa trị giá dưới 200.000.000 đồng nhưng là di vật, cổ vật; hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khỉ quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, h và ì khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thỉ bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng;

d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này, thì bị phạt tiền từ 7.000.000.000 đằng đến 15.000.000.000 đồng hoặc đĩnh chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

đ) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đĩnh chỉ hoạt động vĩnh viễn.

e) Pháp nhăn thương mại còn cỏ thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kỉnh doanh, cẩm hoạt động trong một sổ lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm."

2. Phân tích và bình luận về tội danh

Điều luật gồm 6 khoản. Trong đó, khoản 1 quy định dấu hiệu pháp lý và khung hình phạt cơ bản; các khoản 2, 3, 4 quy định các trường hợp phạm tội tăng nặng; khoản 5 quy định khung hình phạt bổ sung đối với người phạm tội và khoản 6 quy định khung hình phạt cho pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự.

2.1 Dấu hiệu chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội buôn lậu được quy định là chủ thể bình thường và theo Điều 12 BLHS là người từ đủ 16 tuổi trở lên vì tội này không thuộc phạm vi các tội mà tuổi chịu tráơh nhiệm hình sự có thể từ đủ 14 tuổi trở lên được liệt kê tại khoản 2 Điều 12 BLHS.

2.2 Dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan của tội buôn lậu là hành vi buôn bán trái pháp luật qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan  vào nội địa hoặc ngược lại hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý, di vật, cô vật.

Hành vi buôn bán trái pháp luật được mô tả trên đây chỉ bị coi là tội phạm khi hàng hoá, tiền Việt Nam, kim khí quý, đá quý có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên hoặc dưới mức 100 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại điều này hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của BLHS hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm;

+ Vật phạm pháp là di vật, cổ vật. Trong đó, di vật được hiểu \ằ“hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học cổ vật được hiểu \À“hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, vãn hoá, khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở lên. ”

Buôn bán trái pháp luật qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại các đối tượng kể trên được hiểu là hành vi trao đổi các thứ này qua biên giới quốc gia hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trải với quy định của Nhà nước như không khai báo, khai báo gian dối, dùng giấy tờ giả mạo, giấu giếm hàng hoá, không có giấy tờ hợp lệ của cơ quan có thẩm quyền, trốn tránh sự kiểm soát của hải quan, bộ đội biên phòng... Người buôn lậu có thể chuyển các loại hàng hoá kể trên qua biên giới bằng đường bộ, đường thuỷ, đường hàng không, đường sắt hoặc qua bưu điện quốc tế...

2.3 Dấu hiệu lỗi của chủ thể

Lỗi của chủ thể được quy định là lỗi cố ý.

2.4 Khung hình phạt

Khoản 1 của điều luật quy định khung hình phạt cơ bản là phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 300 triệu đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Khoản 2 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng thứ nhất là phạt tiền từ 300 triệu đồng đến 1,5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm được áp dụng cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:

- (Phạm tội) Có tố chức: Đây là trường hợp đồng phạm buôn lậu mà trọng đó có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người đồng phạm;

- Có tính chất chuyên nghiệp: Đây là trường họp người phạm tội đã liên tiếp phạm tội (từ 05 lần trở lên)  và coi việc phạm tội này như là nguồn thu nhập chính.

- Vật phạm pháp trị giả từ 300 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng: Đây là hường hợp phạm tội buôn lậu mà vật phạm pháp (trong cùng một lần hay thuộc các lần phạm tội khác nhau) trị giá từ 300 triệu đồng trở lên nhưng dưới mức 500 triệu đồng (vì đến mức này sẽ thuộc khung hình phạt tăng nặng thứ hai được quy định tại khoản 3 của điều luật).

- Thu lợi bất chỉnh từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng: Đây là trường họp phạm tội buôn lậu mà lợi bất chính thu được (trong cùng một lần hay thuộc các lần phạm tội khác nhau) từ 300 triệu đồng trở lên nhưng dưới mức 500 triệu đồng (vì đến mức này sẽ thuộc khung hình phạt tăng nặng thứ hai được quy định tại khoản 3 của điều luật).

- Vật phạm pháp là bảo vật quổc gia: Đây là trường hợp phạm tội buôn lậu mà đối tượng buôn lậu là tài sản đặc biệt - “... là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm tiêu biểu của đất nước về lịch sử, vãn hóa, khoa học.” (Điều 4 Luật di sản văn hóa).

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn: Đây là trường hợp phạm tội buôn lậu mà chủ thể đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình khi thực hiện hành vi phạm tội.

- Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức: Đây là trường hợp phạm tội buôn lậu mà chủ thể đã lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức khi thực hiện hành vi phạm tội.

- Phạm tội 02 lần trở lên: Đây là trường hợp phạm tội mà chủ thể đã thực hiện tội phạm này ít nhất 02 lần nhưng chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự và các hành vi phạm tội đều còn thời hiệu truy cửu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 27 BLHS.

- Tái phạm nguy hiểm: Đây là trường hợp phạm tội buôn lậu thỏa mãn các dấu hiệu của tái phạm nguy hiểm được quy định tại Điều 53 BLHS.

Khoản 3 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng thứ hai là phạt tiền từ 1,5 tỷ đồng đến 05 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 07 năm đến 15 năm được áp dụng cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:

- Vật phạm pháp trị giá từ 500 triệu đồng đến dưới 01 tỷ đồng: Đây là trường họp phạm tội buôn lậu mà vật phạm pháp (trong cùng một lần hay thuộc các lần phạm tội khác nhau) trị giá từ 500 triệu đồng trở lên nhưng dưới mức 01 tỷ đồng (vì đến mức này sẽ thuộc khung hình phạt tăng nặng thứ ba được quy định tại khoản 4 của điều luật).

- Thu lợi bẩt chỉnh từ 500 triệu đồng đến dưới 01 tỷ đồng: Đây là trường hợp phạm tội buôn lậu mà khoản lợi bất chính thu được (trong cùng một lần hay thuộc các lần phạm tội khác nhau) từ 500 triệu đồng trở lên nhưng dưới mức 01 tỷ đồng (vì đến mức này sẽ thuộc khung hình phạt tăng nặng thứ ba được quy định tại khoản 4 của điều luật).

Khoản 4 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng thứ ba có mức phạt tù từ 12 năm đến 20 năm được áp dụng cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:

- Vật phạm pháp trị giá 01 tỷ đồng trở lên: Đây là trường hợp phạm tội buôn lậu mà vật phạm pháp (trong cùng một lần hay thuộc các lần phạm tội khác nhau) trị giá từ 01 tỷ đồng trở lên.

- Thu lợi bất chính 01 tỷ đồng trở lén: Đây là trường hợp phạm tội buôn lậu mà khoản lợi bất chính người phạm tội thu được (trong cùng một lần hay thuộc các lần phạm tội khác nhau) từ 01 tỷ đồng trở lên.

- Lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác: Đây là trường họp phạm tội buôn lậu mà chủ thể đã lợi dụng hoàn cảnh khó khăn khách quan của xã hội là chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác. Trong đó, chiến tranh được hiểu là “sự xung đột vũ trang giữa các giai cấp, các dân tộc hoặc các nước nhằm thực hiện mục đích chính trị, kinh tế”;  thiên tai được hiểu là “hiện tượng thiên nhiên tác hại lớn đến sản xuất và đời sống như bão lụt, hạn hán, giá rét, động đẩt”;  dịch bệnh được hiểu là “các trường hợp mắc bệnh vượt quá con số kỳ vọng của một cộng đồng, khu vực”.  Hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác là trường hợp tuy không thuộc 3 trường hợp trên nhưng cũng có đặc điểm là có nhiều khó khăn, trở ngại khách quan mà xã hội, cộng đồng đang phải trải qua.

Khoản 5 của điều luật quy định khung hình phạt bổ sung (có thể áp dụng đối với người phạm tội) là phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Khoản 6 của điều luật quy định khung hình phạt được áp dụng cho pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự. Cụ thể:

- Nếu hành vi buôn lậu với hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 200 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng; hàng hóa trị giá dưới 200 triệu đồng nhưng là di vật, cổ vật; hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều 188 hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 BLHS hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300 triệu đồng đến 01 tỷ đồng;

- Nếu hành vi phạm tội buôn lậu thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, h và i khoản 2 của điều luật thì bị phạt tiền từ 01 tỷ đồng đến 03 tỷ đồng;

- Nếu hành vi phạm tội buôn lậu thuộc khoản 3 của điều luật thì bị phạt tiền từ 03 tỷ đồng đến 07 tỷ đồng;

- Nếu hành vi phạm tội buôn lậu thuộc khoản 4 của điều luật thì bị phạt tiền từ 07 tỷ đồng đến 15 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

- Nếu hành vi phạm tội buôn lậu thuộc trường họp quy định tại Điều 79 thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

- Pháp nhân thương mại còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 300 triệu đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Trân trọng!

Xem thêm các tin tức liên quan:

KHI LY HÔN, TÀI SẢN ĐƯỢC CHIA NHƯ THẾ NÀO?

TÀI SẢN SAU HÔN NHÂN DO AI LÀM RA ĐƯỢC THÌ CỦA NGƯỜI ĐÓ, KHÔNG THÀNH TÀI SẢN CHUNG?

Hoặc các bài viết cùng chủ đề tại:

http://congtyluatsuuytin.blogspot.com/
https://luatuytinhanoi.blogspot.com/
https://tuvanluatthanhlapdoanhnghiep.blogspot.com/
https://www.linkedin.com/in/tuvanluat-mienphi-69783218a/
https://linkhay.com/u/tuvanluatmienphi
https://sites.google.com/view/tuvanluathanoi/trang-ch%E1%BB%A7
Đọc tiếp »

Thứ Sáu, 23 tháng 7, 2021

Khi ly hôn, tài sản được chia như thế nào?

 

Câu hỏi:

Chào Luật Đại Việt. Em có vấn đề mong được tư vấn giúp! Em cưới vợ năm 2012 nhưng chưa đăng ký kết hôn. Đến năm 2015 mẹ đẻ em có mua cho em một miếng đất, do em đứng tên. Đến tháng 7, em nhận được sổ đất (chỉ một mình em đứng tên). Rồi tới tháng 8 em cùng vợ đi đăng ký kết hôn. Cho em hỏi là sau này vợ em có đòi ly hôn thì miếng đất em mua đó có bị chia đôi không? Và gải sử trong thời gian hôn nhân em có xây 1 căn nhà nhưng do mẹ đẻ em cho tiền thì khi ly hôn sẽ tính như thế nào?

Trả lời:

Việc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn phải tuân theo nguyên tắc giải quyết tài sản vợ chồng khi ly hôn quy định tại Điều 59 luật hôn nhân gia đình 2014:

“1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.

Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.

2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.

Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

6. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này.”

Như vậy, về nguyên tắc việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết.

Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó.

Việc chia tài sản chung được giải quyết theo các nguyên tắc sau đây:

Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng sẽ xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập.

Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch. Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết.

Như vậy, trước khi chia tài sản, cần phải xác định đâu là tài sản chung của vợ chồng, đâu là tài sản riêng của mỗi bên

Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tài sản chung của vợ chồng như sau:

“1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.”

Tài sản riêng của vợ chồng được quy định tại Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:

“1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.”

Trong trường hợp của bạn, tháng 8/2015 bạn và vợ bạn đi đăng ký kết hôn. Như vậy, kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký kết hôn thì hôn nhân của các bạn mới được coi là hợp pháp, tài sản trong thời kỳ hôn nhân của 2 bạn mới được xác định theo quy định của luật hôn nhân và gia đình 2014. Tức là khoảng thời gian từ năm 2012 khi bạn lấy vợ đến trước khi hoàn thành thủ tục đăng ký kết hôn, các bạn vẫn chưa được công nhận là vợ chồng hợp pháp của nhau, tài sản riêng của vợ chồng bạn vẫn thuộc sở hữu riêng của mỗi bên. Trước khi kết hôn, bạn được mẹ đẻ mua cho 1 miếng đất, bạn đứng tên trên miếng đất đó. Như vậy, tài sản này thuộc sở hữu của bạn, được hình thành trước khi bạn kết hôn do đó đây sẽ là tài sản riêng của bạn, vợ bạn không có quyền hưởng bất kỳ giá trị nào từ căn nhà này khi ly hôn.

Giả sử, trong thời gian hôn nhân bạn có xây 1 căn nhà nhưng do mẹ đẻ cho tiền. Để xác định được đây là tài sản riêng hay tài sản chung của vợ chồng thì cần phải xác định số tiền mẹ bạn cho để xây căn nhà là chỉ cho riêng bạn hay cho cả 2 vợ chồng bạn. Nếu số tiền này được cho riêng bạn, thì đây sẽ là tài sản được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân, theo đó căn nhà này sẽ là tài sản riêng của bạn, vợ bạn không có quyền yêu cầu hưởng phần giá trị nào từ căn nhà khi ly hôn. Để chứng minh trước Tòa đây là tài sản riêng của bạn, bạn cần có văn bản cam kết tặng cho của mẹ bạn theo đó số tiền để xây căn nhà chỉ cho riêng bạn, không có phần của vợ bạn. Trong trường hợp bạn không có chứng cứ chứng minh đây là tài sản riêng của bạn thì căn nhà này sẽ được suy đoán là tài sản chung của vợ chồng do được hình thành trong thời kỳ hôn nhân. Nếu số tiền này mẹ bạn cho cả 2 vợ chồng để xây nhà thì tài sản này sẽ là tài sản được tặng cho chung, theo đó căn nhà thuộc sở hữu chung của 2 bạn. Khi ly hôn vợ bạn có quyền hưởng phần giá trị của căn nhà.

 Tham khảo thêm các tin tức liên quan:

Tài sản sau hôn nhân do ai làm ra được thì của người đó, không thành tài sản chung

Trường hợp bán đất không có chữ ký của vợ thì có được không?

Hoặc các bài viết cùng chủ đề tại:

http://congtyluatsuuytin.blogspot.com/
https://luatuytinhanoi.blogspot.com/
https://tuvanluatthanhlapdoanhnghiep.blogspot.com/
https://www.linkedin.com/in/tuvanluat-mienphi-69783218a/
https://linkhay.com/u/tuvanluatmienphi
https://sites.google.com/view/tuvanluathanoi/trang-ch%E1%BB%A7

 


Đọc tiếp »

Tài sản sau hôn nhân do ai làm ra được thì của người đó, không thành tài sản chung?

 

Câu hỏi:

Tài sản sau hôn nhân do ai làm ra được thì của người đó, không thành tài sản chung?

Trả lời:

Khi đã xác định là “hôn nhân” thì có nghĩa rằng Qúy khách đã tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn. Do đó, Luật Đại Việt sẽ dựa trên Luật hôn nhân và gia đình 2014 để tư vấn cho Qúy khách.

Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tài sản chung của bợ chồng như sau:

“Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng

1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.”

Theo quy định này, tất cả những tài sản được hình thành trong thời kỳ hôn nhân đều được xác định là tài sản chung của vợ chồng. Trừ những tài sản được xác định là tài sản riêng.

Điều 43 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tài sản riêng của vợ chồng như sau:

Tài sản riêng của vợ, chồng gồm :

- Tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn;

- Tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân;

- Tài sản được chia riêng cho vợ, chồng

- Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng.

Do đó, sau khi kết hôn hai vợ chồng nên lập biên bản thỏa thuận phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân để xác định rõ ràng đâu là tài sản của vợ, đâu là tài sản của chồng.

Tuy nhiên, vì pháp luật quy định tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân nên trong quá trình chung sống, sẽ có những tài sản mới được hình thành mà cả vợ và chồng sẽ không dự liệu trước được. Nếu hai bên không kịp lập biên bản thỏa thuận rằng tài sản đó là tài sản riêng thì tài sản đó vẫn được xác định là tài sản chung của hai vợ chồng.

Tham khảo thêm các tin tức liên quan:

Trường hợp bán đất không có chữ ký của người vợ có được không?

Hợp đồng mua bán đất có cần có chữ ký của người vợ không?

Hoặc các bài viết cùng chủ đề tại:

http://congtyluatsuuytin.blogspot.com/
https://luatuytinhanoi.blogspot.com/
https://tuvanluatthanhlapdoanhnghiep.blogspot.com/
https://www.linkedin.com/in/tuvanluat-mienphi-69783218a/
https://linkhay.com/u/tuvanluatmienphi
https://sites.google.com/view/tuvanluathanoi/trang-ch%E1%BB%A7
Đọc tiếp »

Trường hợp bán đất không có chữ ký của vợ thì có được không?

 

Câu hỏi:

Chào quý luật sư. Tôi xin hỏi về việc chuyển nhượng đất nhưng thiếu chữ ký của vợ mong luật sư giải đáp. Nhà tôi mua 1 mảnh đất năm 1996. Có người chồng kí,người vợ biết( người vợ không kí). Năm 2007 đã làm quyền sử dụng đất,đóng thuế đầy đủ,không có tranh chấp. 2008 người chồng chết.

Năm 2010 bà vợ kiện lên UBND thành phố đòi lại đất, Chủ tịch UBND Thành phố đã có quyết định công nhận đất nhà tôi là hợp pháp. Tháng 3.2015, bà vợ kiện ra Tòa án Thành phố đòi hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lí do là người vợ không biết có bán đất. Quý luật sư cho hỏi.

1. Năm 1996 mua bán đất 1 người kí có hợp pháp hay không?

2. Nếu kiện ra toà khả năng thắng nhà tôi là bao nhiêu?

3. Nếu thua kiện thì đất và tài sản trên đất như thế nào?

Xin cảm ơn!

Trả lời:

Xác định mảnh đất thuộc sở hữu chung của vợ chồng hay đó chỉ thuộc sở hữu của mình người chồng:

Thứ nhất, Nếu mảnh đất này thuộc sở hữu chung hai vợ chồng

Điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất:

Luật đất đai 2013 quy định:

“1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;

b) Đất không có tranh chấp;

c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

d) Trong thời hạn sử dụng đất.

2. Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật này.

3. Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.”

Bộ luật dân sự quy định sở hữu chung của vợ chồng

1. Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất.

2. Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung bằng công sức của mỗi người; có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.

3. Vợ chồng cùng bàn bạc, thoả thuận hoặc ủy quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.

4. Tài sản chung của vợ chồng có thể phân chia theo thoả thuận hoặc theo quyết định của Toà án.”

Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình quy định:

"1. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận.

2. Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây:

a) Bất động sản;

b) Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu;

c) Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình"

Trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, đất thuộc sở hữu chung của vợ chồng thì phải có chữ ký của cả hai vợ chồng.

Trong trường hợp này người chồng chỉ có quyền định đoạt đối với toàn bộ số tài sản chung đó.

Nếu như vậy thì hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đó sẽ bị vô hiệu không được pháp luật thừa nhận.

Vậy nên đối với trường hợp này khả năng thua kiện của chị khá lớn, chị sẽ phải hoàn trả lại mảnh đất đó cho người khởi kiện, những khoản hoa lợi lợi tức phát sinh trên mảnh đất cũng không được pháp luật bảo vệ

Thứ hai, nếu mảnh đất chỉ thuộc sở hữu riêng của người chồng:

Điều 43 Luật hôn nhân gia đình quy định:

“1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.”

Điều 44 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng:

“1. Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng không thể tự mình quản lý tài sản riêng và cũng không ủy quyền cho người khác quản lý thì bên kia có quyền quản lý tài sản đó. Việc quản lý tài sản phải bảo đảm lợi ích của người có tài sản.

3. Nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của người đó.

4. Trong trường hợp vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của chồng, vợ.”

Trường hợp này đảm bảo việc đó là tài sản chỉ thuộc sở hữu của người chồng, không được người chồng sáp nhập vào tài sản chung, tất cả hoa lợi lợi tức từ mảnh đất không phải là nguồn sống duy nhất của gia đình khi đó hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có hiệu lực pháp luật, được pháp luật bảo vệ.

Như vậy nếu đó là hợp đồng chuyển nhượng hợp pháp thì bạn và gia đình có cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, phía bên tranh chấp với gia đình sẽ không đủ cơ sở để khởi kiện để đòi lại đất.

Xem thêm các tin tức liên quan:

Hợp đồng mua bán đất có cần có chữ ký của người vợ hay không?

Đơn thân ly hôn khi chưa đăng ký kết hôn

Hoặc các bài viết cùng chủ đề tại:

http://congtyluatsuuytin.blogspot.com/
https://luatuytinhanoi.blogspot.com/
https://tuvanluatthanhlapdoanhnghiep.blogspot.com/
https://www.linkedin.com/in/tuvanluat-mienphi-69783218a/
https://linkhay.com/u/tuvanluatmienphi
https://sites.google.com/view/tuvanluathanoi/trang-ch%E1%BB%A7

 


Đọc tiếp »
Hotline: 0982.882.921

TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ

Tin mới nhất