Thứ Sáu, 30 tháng 7, 2021

Buôn lậu khẩu trang thu lợi bất chính hai tỉ đồng phải chịu trách nhiệm hình sự thế nào?

 

Buôn lậu khẩu trang thu lợi bất chính hai tỉ đồng phải chịu trách nhiệm hình sự thế nào?

Buôn bán trái pháp luật qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại các đối tượng kể trên được hiểu là hành vi trao đổi các thứ này qua biên giới quốc gia hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trải với quy định của Nhà nước như không khai báo, ...

1. Khái quát chung về hành vi buôn lậu

Tội buôn lậu được quy định tại Điều 188 Bộ luật dân sự 2015 sửa đổi 2017, cụ thể như sau:

"Điều 188. Tội buôn lậu

ỉ. Người nào buôn bản qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khỉ quý, đá quỷ trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chỉnh về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

b) Vật phạm pháp là di vật, cổ vật.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tố chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Vật phạm pháp trị giả từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

d) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

đ) Vật phạm pháp là bảo vật quốc gia;

e) Lợi dụng chức vụ, qưyền hạn;

g) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

h) Phạm tội 02 lần trở lên;

i) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Vật phạm pháp trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

b) Thu lợi bất chỉnh từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thỉ bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;

b) Thu lợi bất chỉnh 1.000.000.000 đồng trở lên;

c) Lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cẩm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

6. Pháp nhăn thưong mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này với hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quỷ trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng; hàng hóa trị giá dưới 200.000.000 đồng nhưng là di vật, cổ vật; hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khỉ quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, h và ì khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thỉ bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng;

d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này, thì bị phạt tiền từ 7.000.000.000 đằng đến 15.000.000.000 đồng hoặc đĩnh chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

đ) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đĩnh chỉ hoạt động vĩnh viễn.

e) Pháp nhăn thương mại còn cỏ thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kỉnh doanh, cẩm hoạt động trong một sổ lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm."

2. Phân tích và bình luận về tội danh

Điều luật gồm 6 khoản. Trong đó, khoản 1 quy định dấu hiệu pháp lý và khung hình phạt cơ bản; các khoản 2, 3, 4 quy định các trường hợp phạm tội tăng nặng; khoản 5 quy định khung hình phạt bổ sung đối với người phạm tội và khoản 6 quy định khung hình phạt cho pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự.

2.1 Dấu hiệu chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội buôn lậu được quy định là chủ thể bình thường và theo Điều 12 BLHS là người từ đủ 16 tuổi trở lên vì tội này không thuộc phạm vi các tội mà tuổi chịu tráơh nhiệm hình sự có thể từ đủ 14 tuổi trở lên được liệt kê tại khoản 2 Điều 12 BLHS.

2.2 Dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan của tội buôn lậu là hành vi buôn bán trái pháp luật qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan  vào nội địa hoặc ngược lại hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý, di vật, cô vật.

Hành vi buôn bán trái pháp luật được mô tả trên đây chỉ bị coi là tội phạm khi hàng hoá, tiền Việt Nam, kim khí quý, đá quý có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên hoặc dưới mức 100 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại điều này hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của BLHS hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm;

+ Vật phạm pháp là di vật, cổ vật. Trong đó, di vật được hiểu \ằ“hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học cổ vật được hiểu \À“hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, vãn hoá, khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở lên. ”

Buôn bán trái pháp luật qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại các đối tượng kể trên được hiểu là hành vi trao đổi các thứ này qua biên giới quốc gia hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trải với quy định của Nhà nước như không khai báo, khai báo gian dối, dùng giấy tờ giả mạo, giấu giếm hàng hoá, không có giấy tờ hợp lệ của cơ quan có thẩm quyền, trốn tránh sự kiểm soát của hải quan, bộ đội biên phòng... Người buôn lậu có thể chuyển các loại hàng hoá kể trên qua biên giới bằng đường bộ, đường thuỷ, đường hàng không, đường sắt hoặc qua bưu điện quốc tế...

2.3 Dấu hiệu lỗi của chủ thể

Lỗi của chủ thể được quy định là lỗi cố ý.

2.4 Khung hình phạt

Khoản 1 của điều luật quy định khung hình phạt cơ bản là phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 300 triệu đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Khoản 2 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng thứ nhất là phạt tiền từ 300 triệu đồng đến 1,5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm được áp dụng cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:

- (Phạm tội) Có tố chức: Đây là trường hợp đồng phạm buôn lậu mà trọng đó có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người đồng phạm;

- Có tính chất chuyên nghiệp: Đây là trường họp người phạm tội đã liên tiếp phạm tội (từ 05 lần trở lên)  và coi việc phạm tội này như là nguồn thu nhập chính.

- Vật phạm pháp trị giả từ 300 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng: Đây là hường hợp phạm tội buôn lậu mà vật phạm pháp (trong cùng một lần hay thuộc các lần phạm tội khác nhau) trị giá từ 300 triệu đồng trở lên nhưng dưới mức 500 triệu đồng (vì đến mức này sẽ thuộc khung hình phạt tăng nặng thứ hai được quy định tại khoản 3 của điều luật).

- Thu lợi bất chỉnh từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng: Đây là trường họp phạm tội buôn lậu mà lợi bất chính thu được (trong cùng một lần hay thuộc các lần phạm tội khác nhau) từ 300 triệu đồng trở lên nhưng dưới mức 500 triệu đồng (vì đến mức này sẽ thuộc khung hình phạt tăng nặng thứ hai được quy định tại khoản 3 của điều luật).

- Vật phạm pháp là bảo vật quổc gia: Đây là trường hợp phạm tội buôn lậu mà đối tượng buôn lậu là tài sản đặc biệt - “... là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm tiêu biểu của đất nước về lịch sử, vãn hóa, khoa học.” (Điều 4 Luật di sản văn hóa).

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn: Đây là trường hợp phạm tội buôn lậu mà chủ thể đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình khi thực hiện hành vi phạm tội.

- Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức: Đây là trường hợp phạm tội buôn lậu mà chủ thể đã lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức khi thực hiện hành vi phạm tội.

- Phạm tội 02 lần trở lên: Đây là trường hợp phạm tội mà chủ thể đã thực hiện tội phạm này ít nhất 02 lần nhưng chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự và các hành vi phạm tội đều còn thời hiệu truy cửu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 27 BLHS.

- Tái phạm nguy hiểm: Đây là trường hợp phạm tội buôn lậu thỏa mãn các dấu hiệu của tái phạm nguy hiểm được quy định tại Điều 53 BLHS.

Khoản 3 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng thứ hai là phạt tiền từ 1,5 tỷ đồng đến 05 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 07 năm đến 15 năm được áp dụng cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:

- Vật phạm pháp trị giá từ 500 triệu đồng đến dưới 01 tỷ đồng: Đây là trường họp phạm tội buôn lậu mà vật phạm pháp (trong cùng một lần hay thuộc các lần phạm tội khác nhau) trị giá từ 500 triệu đồng trở lên nhưng dưới mức 01 tỷ đồng (vì đến mức này sẽ thuộc khung hình phạt tăng nặng thứ ba được quy định tại khoản 4 của điều luật).

- Thu lợi bẩt chỉnh từ 500 triệu đồng đến dưới 01 tỷ đồng: Đây là trường hợp phạm tội buôn lậu mà khoản lợi bất chính thu được (trong cùng một lần hay thuộc các lần phạm tội khác nhau) từ 500 triệu đồng trở lên nhưng dưới mức 01 tỷ đồng (vì đến mức này sẽ thuộc khung hình phạt tăng nặng thứ ba được quy định tại khoản 4 của điều luật).

Khoản 4 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng thứ ba có mức phạt tù từ 12 năm đến 20 năm được áp dụng cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:

- Vật phạm pháp trị giá 01 tỷ đồng trở lên: Đây là trường hợp phạm tội buôn lậu mà vật phạm pháp (trong cùng một lần hay thuộc các lần phạm tội khác nhau) trị giá từ 01 tỷ đồng trở lên.

- Thu lợi bất chính 01 tỷ đồng trở lén: Đây là trường hợp phạm tội buôn lậu mà khoản lợi bất chính người phạm tội thu được (trong cùng một lần hay thuộc các lần phạm tội khác nhau) từ 01 tỷ đồng trở lên.

- Lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác: Đây là trường họp phạm tội buôn lậu mà chủ thể đã lợi dụng hoàn cảnh khó khăn khách quan của xã hội là chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác. Trong đó, chiến tranh được hiểu là “sự xung đột vũ trang giữa các giai cấp, các dân tộc hoặc các nước nhằm thực hiện mục đích chính trị, kinh tế”;  thiên tai được hiểu là “hiện tượng thiên nhiên tác hại lớn đến sản xuất và đời sống như bão lụt, hạn hán, giá rét, động đẩt”;  dịch bệnh được hiểu là “các trường hợp mắc bệnh vượt quá con số kỳ vọng của một cộng đồng, khu vực”.  Hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác là trường hợp tuy không thuộc 3 trường hợp trên nhưng cũng có đặc điểm là có nhiều khó khăn, trở ngại khách quan mà xã hội, cộng đồng đang phải trải qua.

Khoản 5 của điều luật quy định khung hình phạt bổ sung (có thể áp dụng đối với người phạm tội) là phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Khoản 6 của điều luật quy định khung hình phạt được áp dụng cho pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự. Cụ thể:

- Nếu hành vi buôn lậu với hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 200 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng; hàng hóa trị giá dưới 200 triệu đồng nhưng là di vật, cổ vật; hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều 188 hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 BLHS hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300 triệu đồng đến 01 tỷ đồng;

- Nếu hành vi phạm tội buôn lậu thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, h và i khoản 2 của điều luật thì bị phạt tiền từ 01 tỷ đồng đến 03 tỷ đồng;

- Nếu hành vi phạm tội buôn lậu thuộc khoản 3 của điều luật thì bị phạt tiền từ 03 tỷ đồng đến 07 tỷ đồng;

- Nếu hành vi phạm tội buôn lậu thuộc khoản 4 của điều luật thì bị phạt tiền từ 07 tỷ đồng đến 15 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

- Nếu hành vi phạm tội buôn lậu thuộc trường họp quy định tại Điều 79 thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

- Pháp nhân thương mại còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 300 triệu đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Trân trọng!

Xem thêm các tin tức liên quan:

KHI LY HÔN, TÀI SẢN ĐƯỢC CHIA NHƯ THẾ NÀO?

TÀI SẢN SAU HÔN NHÂN DO AI LÀM RA ĐƯỢC THÌ CỦA NGƯỜI ĐÓ, KHÔNG THÀNH TÀI SẢN CHUNG?

Hoặc các bài viết cùng chủ đề tại:

http://congtyluatsuuytin.blogspot.com/
https://luatuytinhanoi.blogspot.com/
https://tuvanluatthanhlapdoanhnghiep.blogspot.com/
https://www.linkedin.com/in/tuvanluat-mienphi-69783218a/
https://linkhay.com/u/tuvanluatmienphi
https://sites.google.com/view/tuvanluathanoi/trang-ch%E1%BB%A7

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Hotline: 0982.882.921

TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ

Tin mới nhất