Chủ Nhật, 29 tháng 5, 2022

Hưởng chế độ thai sản khi thai bị chết lưu ?

 Câu hỏi:

Chào luật sư Luật Đại Việt , Tôi đang công tác tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh. Đã đóng bảo hiểm được 3 năm. Tháng 1 vừa qua tôi bị thai lưu ( thai 3 tháng) đã nằm viện 1 tuần và nghỉ ở nhà 1 tháng vậy theo luật tiền thai sản của tôi được bao nhiêu? Và tính thời gian thai sản từ khi tôi nhập viện hay khi tôi ra viện. Tôi đi làm trước 10 ngày theo chế độ thì có được thanh toán đủ 40 ngày không?

Luật sư có thể tư vấn giúp tôi được không ạh.

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 33 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 của Quốc hội thì:

"Điều 33. Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý

1. Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:

a) 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;

b) 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;

c) 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;

d) 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.

2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần."

Trong trường hợp của bạn, thai của bạn chết lưu khi được 3 tháng (tương đương khoảng 12 tuần tuổi), như vậy, trong trường hợp này, bạn được nghỉ việc tối đa 20 ngày, còn nếu thai của bạn từ đủ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi thì bạn được nghỉ 40 ngày. Nếu bạn có đi làm trước thời hạn tối đa như trên thì bạn vẫn được thanh toán số tiền trợ cấp chế độ thai sản tương ứng với sô ngày luật định, dựa trên mức hưởng được quy định như sau:

Theo quy định tại Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 thì:

"Điều 39. Mức hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:

a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;

Như vậy, để tính được số tiền trợ cấp chế độ thai sản bạn được hưởng, bạn cần phải xác định được mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng trước khi bạn hưởng chế độ thai sản, cũng như xác định thai của mình bị chết lưu khi bao nhiêu tuần tuổi.

Tham khảo thêm các tin tức liên quan:

Chế độ thai sản khi thai chết lưu?

Ngừng đóng bảo hiểm xã hội trước khi sinh con có được hưởng chế độ thai sản không?

Hoặc các bài viết cùng chủ đề tại:

http://congtyluatsuuytin.blogspot.com/

https://luatuytinhanoi.blogspot.com/

https://tuvanluatthanhlapdoanhnghiep.blogspot.com/

https://www.linkedin.com/in/tuvanluat-mienphi-69783218a/

https://linkhay.com/u/tuvanluatmienphi

https://sites.google.com/view/tuvanluathanoi/trang-ch%E1%BB%A7

Đọc tiếp »

Thứ Hai, 23 tháng 5, 2022

Đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp

 Sau khi doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, dựa trên tình hình của thị trường cũng như thích ứng với tình kinh doanh của doanh nghiệp để phù hợp với ” Thiên thời địa lợi” để dẫn đến doanh nghiệp có một trong những lợi thế kinh doanh. Chính vì vậy nhiều doanh nghiệp khi bắt đầu hình thành “start up” thì thường chưa có đủ kinh phí để có một vị trí địa lợi cho công ty, trong quá trình phát triển doanh nghiệp có nhu cầu chuyển đổi trụ sở phù hợp hơn chính vì vậy việc thay đổi địa chỉ trụ sở công ty thường diễn ra rất phổ biến. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và Nghị định số 01/NP-CP/2021 có quy định 6 trường hợp thay đổi địa chỉ trụ sở cho doanh nghiệp như sau:

  1. Trước khi đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở chính sang quận, huyện, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nơi đặt trụ sở chính dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý, doanh nghiệp phải thực hiện các thủ tục với Cơ quan thuế liên quan đến việc chuyển địa điểm theo quy định của pháp luật về thuế.
  2. Trường hợp chuyển địa chỉ trụ sở chính, doanh nghiệp gửi hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở mới. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:a) Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;b) Nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc chuyển địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp.
  3. Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp theo quy định.
  4. Khi thay đổi địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp không thay đổi.


Các trường hợp bắt buộc phải nộp hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh

  • Thay đổi tên công ty (bao gồm: thay đổi tên bằng tiếng Việt, thay đổi tên tiếng nước ngoài, thay đổi tên viết tắt).
  • Thay đổi loại hình doanh nghiệp của công ty (bao gồm: Thay đổi từ TNHH một thành viên sang TNHH hai thành viên trở lên; thay đổi từ công ty TNHH sang công ty cổ phần, thay đổi từ công ty cổ phần thành công ty TNHH, thay đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty).
  • Thay đổi trụ sở chính của công ty.
  • Thay đổi thông tin số điện thoại, số fax; email, website công ty.
  • Thay đổi ngành, nghề kinh doanh của công ty.
  • Thay đổi vốn điều lệ công ty (bao gồm thay đổi tăng vốn điều lệ công ty hoặc thay đổi giảm vốn điều lệ công ty).
  • Thay đổi cơ cấu vốn của các thành viên công ty.
  • Thay đổi thông tin cổ đông là người nước ngoài: Thay đổi cổ đông là người nước ngoài; thay đổi tỷ lệ góp vốn của cổ đông nước ngoài; thay đổi thông tin về Hộ chiếu, Hộ khẩu của cổ đông là người nước ngoài.
  • Thay đổi người đại diện theo pháp luật công ty.
  • Thay đổi thông tin người đại diện theo pháp luật của công ty (bao gồm: thay đổi chức danh của người đại diện theo pháp luật; thay đổi chứng minh thư/thẻ căn cước/số hộ chiếu; thay đổi hộ khẩu, chỗ ở hiện tại của người đại diện theo pháp luật).
  • Thay đổi thông tin của chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên: bao gồm chuyển nhượng chủ sở hữu, thay đổi giấy phép kinh doanh của chủ sở hữu (nếu là pháp nhân), thay đổi thông tin cá nhân của chủ sở hữu (nếu là cá nhân).
  • Thay đổi thông tin đăng ký thuế: người phụ trách kế toán; thông tin địa chỉ nhận thông báo thuế.
-----------------------
Luật Đại Việt
Website: Luatdaiviet.vn
Đọc tiếp »
Hotline: 0982.882.921

TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ

Tin mới nhất