Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2022

Thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài gồm những gì?

Kết hôn với người nước ngoài có lẽ không còn là khái niệm mới mẻ với nhiều người Việt Nam hiện nay. Do nước ta đang trong quá trình hội nhập và phát triển sâu rộng nên điều này càng phổ biến. Vậy thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài gồm những gì? Hãy cùng luật hôn nhân tìm hiểu ngay sau đây.

Xem thêm:

Cách phân biệt số đỏ với sổ hồng, sổ trắng, sổ xanh chính xác nhất

Thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài như thế nào?

Trình tự thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam

Người có yêu cầu đăng ký kết hôn nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân (UBND) cấp huyện có thẩm quyền.

- Người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra toàn bộ hồ sơ đó. Đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình, theo đó:

  • Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận hồ sơ. Trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả; nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện.
  • Trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì người tiếp nhận phải lập văn bản hướng dẫn cụ thể. Trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, tên của người tiếp nhận.

- Phòng Tư pháp tiến hành nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ đăng ký kết hôn. Nếu thấy cần thiết, Phòng Tư pháp làm việc trực tiếp với các bên để làm rõ về nhân thân, sự tự nguyện kết hôn và mục đích kết hôn. Nếu thấy hồ sơ hợp lệ, các bên có đủ điều kiện kết hôn theo quy định thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch UBND cấp huyện để xem xét, quyết định.

- Trường hợp Chủ tịch UBND đồng ý giải quyết thì ký bản chính Giấy chứng nhận kết hôn và Phòng Tư pháp tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ. Có 2 bản thì mỗi người giữ 01 bản.



Hồ sơ đăng ký kết hôn với người nước ngoài

Theo Điều 30 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định hồ sơ đăng ký kết hôn được lập theo quy định tại khoản 1 Điều 38 của Luật Hộ tịch 2014 như sau:

  • Hai bên nam, nữ có thể khai chung một Tờ khai đăng ký kết hôn.
  • Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài là giấy do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp; và còn giá trị sử dụng xác nhận hiện tại người đó không có vợ hoặc không có chồng. Trường hợp nước ngoài không cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân thì thay bằng giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật nước đó.
  • Nếu giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài không ghi thời hạn sử dụng thì giấy tờ này và giấy xác nhận của tổ chức y tế theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 của Luật Hộ tịch có giá trị 6 tháng, kể từ ngày cấp.
  • Nếu người nước ngoài không có hộ chiếu để xuất trình theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này thì có thể xuất trình giấy tờ đi lại quốc tế hoặc thẻ cư trú.
  • Ngoài giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này, nếu bên kết hôn là công dân Việt Nam đã ly hôn hoặc hủy việc kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì cầni nộp bản sao trích lục hộ tịch về việc đã ghi vào sổ việc ly hôn hoặc hủy việc kết hôn theo quy định tại Khoản 2 Điều 36 của Nghị định này. Nếu là công chức, viên chức hoặc đang phục vụ trong lực lượng vũ trang thì phải nộp văn bản của cơ quan, đơn vị quản lý xác nhận kết hôn với người nước ngoài không trái với quy định của ngành đó.

Trên đây là thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài mà bạn cần biết. Hy vọng quy trình đăng ký của các bạn thuận lợi.

Đọc tiếp »

Thứ Năm, 25 tháng 8, 2022

Thủ tục đăng ký thành lập công ty hợp danh gồm những gì?

Hồ sơ, thủ tục đăng ký thành lập công ty hợp danh cần những gì? Những lưu ý khi thành lập công ty hợp danh theo quy định mới nhất của luật doanh nghiệp sẽ được hướng dẫn cụ thể trong bài viết sau đây.



Xem thêm:

Cách phân biệt số đỏ với sổ hồng, sổ trắng, sổ xanh chính xác nhất

Thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài như thế nào?

Công ty hợp danh là gì?

Căn cứ theo Luật doanh nghiệp 2020, Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:

  • Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty đó, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung. Sau đây gọi là thành viên hợp danh. Ngoài các thành viên hợp danh ra, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn.

  • Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty hợp danh.

  • Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty đó trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty….

Thủ tục đăng ký thành lập công ty hợp danh



Bước 1: Soạn thảo hồ sơ, thành phần hồ sơ thành lập công ty hợp danh bao gồm như sau:

1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

2. Điều lệ của công ty (có họ, tên và chữ ký của các thành viên hợp danh);

3. Danh sách thành viên công ty;

4. Bản sao hợp lệ của các giấy tờ sau đây:

a. Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp đó là cá nhân;

b. Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương, một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền tương ứng đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là tổ chức.

c. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư.

Bước 2: Người thành lập công ty hoặc người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký thành lập công ty hợp danh nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Hoặc Người đại diện theo pháp luật nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh qua mạng điện tử theo quy trình tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Lưu ý: Bắt buộc phải nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia.

Bước 3: Nhận kết quả đăng ký từ Phòng Đăng ký kinh doanh. Thời hạn là 03 ngày làm việc sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Bước 4: Thực hiện các công việc sau khi nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty hợp danh.

Như vậy, trên đây là các hồ sơ, thủ tục đăng ký thành lập công ty hợp danh mà bạn cần biết. Luật kinh doanh hy vọng những thông tin trên giúp các bạn dễ dàng trong việc chuẩn bị và thực hiện đăng ký kinh doanh.


Đọc tiếp »

Thứ Hai, 8 tháng 8, 2022

Những trường hợp nào được phép ly hôn đơn phương?

Hiện nay tình trạng ly hôn của các cặp đôi diễn ra ngày càng tăng. Lý do dẫn đến tình trạng này chủ yếu là do ngoại tình, bạo lực gia đình,... Khiến cho vợ hoặc chồng phải đơn phương ly hôn. Vậy những trường hợp nào được phép ly hôn đơn phương?

Theo Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, hiện nay có 2 hình thức ly hôn: ly hôn thuận tình và ly hôn đơn phương. 

Ly hôn thuận tình là hai bên vợ chồng đồng ý ly hôn trên cơ sở tự nguyện, hòa bình và không xảy ra tranh chấp.

Ly hôn đơn phương là một bên vợ hoặc chồng nộp đơn ly hôn và yêu cầu Tòa giải quyết. Vậy nguyên nhân nào ly hôn đơn phương sẽ được Tòa chấp nhận và giải quyết? Theo Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định các trường được phép ly hôn đơn phương như sau:

1. Vợ/chồng của người bị tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn

Theo khoản 2 Điều 68 Bộ luật Dân sự (2015) quy định " Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình"

Như vậy, nếu một người đã được tuyên bố là mất tích thì vợ hoặc chồng của người đó có quyền ly hôn đơn phương và sẽ được Tòa chấp nhận.

2. Vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình

Bạo lực gia đình là hành vi cố ý thành viên trong gia đình, gây thương tích, tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế cho các thành viên khác. Các hành vi sau đây được coi là bạo lực gia đình theo khoản 1 Điều 2 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình:

- Hành hạ, đánh đập, ngược đãi hoặc cố ý xâm hại đến sức khỏe, tính mạng

- Cố ý lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm

- Cô lập, xua đuổi, gây áp lực về tâm lý dẫn đến hậu quả nghiêm trọng

- Ngăn cản thành viên thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình

- Cưỡng ép quan hệ tình dục

- Cưỡng ép tảo hôn, hủy hoại, đánh đập hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác hoặc các tài sản chung của các thành viên trong gia đình

- Cưỡng ép thành viên trong gia đình lao động quá sức, vượt quá khả năng cho phép; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về kinh tế

- Có hành buộc thành viên trong gia đình ra khỏi chỗ ở. 

Nếu thành viên trong gia đình có một trong các hành vi nêu trên thì vợ hoặc chồng có quyền gửi đơn yêu cầu ly hôn đơn phương. Đồng thời, phải có đầy đủ lý do thuyết phục Tòa án chấp nhận nguyên nhân đó. Có thể thu thập bằng chứng chứng minh cho hành vi bạo lực gia đình bằng cách:

- Quay phim, ghi âm, chụp ảnh,... hành vi bạo lực của người kia

- Xin xác nhận của bệnh viện khi điều trị các vết thương do hành vi bạo lực gây ra

- Biên bản, quyết định xử phạt hành chính hoặc biên bản hòa giải khi có hành vi bạo lực gia đình.

3. Vợ, chồng vi phạm nghiệm trọng quyền, nghĩa vụ của mình

Việc vi phạm nghiêm trọng quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng khiến cuộc hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được

Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ trong Luật hôn nhân được quy định như sau:

- Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình

- Vợ, chồng có nghĩa vụ yêu thương, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, giúp đỡ nhau, chia sẻ các công việc trong gia đình,...

- Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ danh dự, uy tín cho nhau; tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau,...

Tình trạng vợ chồng trầm trọng

- Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau: mỗi người chỉ biết bổn phận của người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì ra.

- Vợ, chồng có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau: Thường xuyên đánh đập, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau

- Vợ chồng không chung thủy với nhau: Vợ hoặc chồng có quan hệ ngoại tình với người khác

Đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài

Tình trạng thực tế của vợ chồng thuộc một trong các trường hợp nêu trên. Dù đã được nhắc nhở và hòa giải nhiều lần nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình hoặc sống ly thân, bỏ mặc nhau, ngược đãi hành hạ đối phương, xúc phạm nhau dẫn đến đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài

Mục đích của hôn nhân không đạt được

Mục đích của việc xây dựng hôn nhân:

- Xây dựng tình nghĩa vợ, chồng; 

- Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa vợ, chồng; 

- Tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau; 

- Giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển mọi mặt...

Trên đây là những trường hợp được phép ly hôn đơn phương theo quy định của pháp luật. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu hơn về những thủ tục liên quan đến vấn đề ly hôn. 

Xem thêm:

- Cách phân biệt số đỏ với sổ hồng, sổ trắng, sổ xanh chính xác nhất

- Thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài như thế nào?


Đọc tiếp »

Thứ Sáu, 5 tháng 8, 2022

Cách phân biệt sổ đỏ với sổ hồng, sổ trắng, sổ xanh chính xác nhất

Đều là giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng đất nhưng có các loại Sổ khác nhau để xác định đúng giá trị khi mua bán, chuyển nhượng. Vậy các bạn đã biết cách phân biệt sổ đỏ với sổ hồng, sổ trắng, sổ xanh chưa? Đừng bỏ qua bài viết này để phân biệt các Sổ nhé!

Khái niệm Sổ đỏ, Sổ hồng, Sổ trắng và Sổ xanh

Trước khi phân biệt chúng thì chúng ta sẽ tìm hiểu khái niệm và bản chất cả từng loại sổ.

Sổ xanh là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Lâm trường cấp để quản lý, khai thác và trồng rừng có thời hạn hay hiểu là hình thức là cho thuê đất. Khi hết hạn thì có thể bị Lâm trường thu hồi nếu như địa phương đó chưa có chính sách giao đất cho người dân. Một số trường hợp, Lâm trường chỉ cho thuê đất nhưng người sử dụng không được phép chuyển nhượng thì không thể chuyển sang “Sổ đỏ” được.

Sổ xanh

Sổ trắng là những giấy tờ chứng minh về quyền sử dụng đất đã được Nhà nước công nhận từ rất lâu trước đây như: Giấy được cấp trước 30-4-1975 có Văn tự đoạn mại bất động sản, Bằng khoán điền thổ; Giấy được cấp sau 30-4-1975 có giấy phép mua bán nhà, giấy phép xây dựng, giấy chứng nhận của UBND cấp huyện công nhận quyền sở hữu nhà…

Sổ trắng
Sổ đỏ là mẫu do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành trước năm 2009, có bìa màu đỏ, với nội dung ghi nhận quyền sử dụng đất. Có thể là đất ở, đất sản xuất nông nghiệp hay vườn, ao, đất rừng… nên mẫu này có tên gọi là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”. Theo quy định trong Luật đất đai năm 2013: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất”.

Sổ đỏ

Sổ hồng là mẫu do Bộ Xây dựng ban hành, bìa có màu hồng, với nội dung ghi nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở nên mẫu có tên gọi là “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở”. Theo quy định trong Luật nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở được cấp cho chủ sở hữu".

Sổ hồng

Điểm giống nhau cơ bản của các Sổ

Trước khi phân biệt Sổ đỏ với Sổ hồng, sổ trắng, sổ xanh, chúng ta hãy cùng xem những điểm giống nhau của chúng. Các loại sổ này đều là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hoặc quyền sở hữu nhà ở do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Các hoạt động liên quan đến đất đai, nhà ở như: xây dựng, cải tạo, chuyển nhượng, mua bán, cầm cố,... đều phải tuân thủ theo quy định của pháp luật.

Đối với sổ đỏ, sổ hồng và sổ trắng cả 03 đều có giá trị pháp lý như nhau. Luật Đất đai không thể hạn chế giá trị pháp lý của các loại sổ này.

Cách phân biệt sổ đỏ với sổ hồng, sổ trắng, sổ xanh

Các loại sổ này được nhận biết dễ dàng qua màu sắc như tên gọi của nó. Thế nhưng đây chỉ là dấu hiệu để tránh nhầm lẫn khi tìm kiếm. Điểm khác biệt vẫn phải dựa vào bản chất và giá trị của từng loại sổ.

Về bản chất của sổ

Sổ xanh là một loại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Sổ trắng là một loại Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở được ghi nhận hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm cấp.

Sổ đỏ là một loại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở.

Sổ hồng là một loại Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.

Đơn vị có thẩm quyền cấp Sổ

Sổ xanh: Do Lâm trường cấp để quản lý, khai thác và trồng rừng có thời hạn hay hình thức là cho thuê đất. Khi hết hạn thì có thể bị Lâm trường thu hồi nếu như địa phương đó chưa có chính sách giao đất này cho người dân.

Sổ trắng: Được UBND xã, phường, UBND huyện, thị xã xác nhận cấp cho người sở hữu đất.

Sổ đỏ: được Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành trước năm 2009. Sổ này có màu đỏ đậm do UBND huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp cho chủ sở hữu đất.

Sổ hồng: do Bộ Xây dựng ban hành và Sổ này có màu hồng nhạt được UBND tỉnh cấp. Sau này để đẩy nhanh tiến độ cấp sổ hồng, pháp luật cho phép UBND tỉnh được ủy quyền cho UBND quận, xã cấp trong phạm vi địa bàn mình quản lý.

Tùy thuộc vào đơn vị thẩm quyền cấp, các vấn đề liên quan đến chỉnh sửa,  chuyển nhượng đều sẽ do đơn vị đó trực tiếp xử lý. Trong trường hợp sự việc vượt quá thẩm quyền sẽ được gửi lên cấp cao hơn.

Trên đây là cách phân biệt sổ đỏ với sổ hồng, sổ trắng, sổ xanh chính xác nhất. Luật uy tín Hà Nội hy vọng những thông tin này giúp mọi người không còn lúng túng thực hiện các vấn đề liên quan đến giấy tờ sở hữu và sử dụng nhà đất.

Đọc tiếp »

Thứ Năm, 4 tháng 8, 2022

Những trường hợp bị cấm sang tên sổ đỏ

Người sở hữu đất có quyền bán, chuyển nhượng hoặc tặng cho người khác. Tuy nhiên, nếu người mua hay người được nhận thuộc trường hợp bị cấm sang tên sổ đỏ thì không thể thực hiện giao dịch. Luật uy tín Hà Nội sẽ chỉ ra cho các bạn những trường hợp đó ngay sau đây.

Những trường hợp bị cấm sang tên Sổ đỏ

Điều kiện để được cấp đổi sổ đỏ

Trường hợp được cấp đổi sổ đỏ thì chủ thể cần đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 76 nghị định 43/2014/NĐ-CP.

  • Người sử dụng đất muốn đổi Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng hoặc các loại Giấy chứng nhận đã cấp trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 sang các loại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp bị ố, nhòe, rách, hư hỏng.

  • Do thực hiện dồn điền, đổi thửa, đo đạc để xác định lại diện tích, kích thước của thửa đất.

  • Trường hợp quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc chồng; nay có yêu cầu cấp đổi Giấy chứng nhận để ghi cả họ, tên vợ và chồng.

Các trường hợp bị cấm sang tên sổ đỏ


Đất trồng lúa chỉ chuyển nhượng trong trường hợp đúng mục đích theo quy định

Khi người sử dụng đất là người bán hoặc người tặng đã đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại Điều 188 Luật đất đai 2013 nhưng người mua, người nhận thuộc đối tượng bị cấm sang tên Sổ đỏ thì không sang tên được. Những trường hợp nào không được sang tên sổ đỏ đã được quy định rất cụ thể tại điều 191 của Luật Đất đai 2013. Các trường hợp không được chuyển nhượng, nhận tặng quyền sử dụng đất bao gồm:

  • Thứ nhất: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng.

  • Thứ hai: Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền duyệt.

  • Thứ ba: Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng.

  • Thứ tư: Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng nếu không sinh sống ở khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.

Xem thêm:

Như vậy, các bạn đã biết những trường hợp bị cấm sang tên Sổ đỏ để không còn bỡ ngỡ. Hy vọng các thông tin trên hữu ích để sang tên Sổ đỏ không trong trường hợp bị cấm.




Đọc tiếp »

Thứ Tư, 3 tháng 8, 2022

Thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài như thế nào?

Ngày nay, hiện tượng người Việt Nam kết hôn với người nước ngoài không còn quá xa lạ và ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên khi kết hôn với người nước ngoài thì trình tự thủ tục cũng khá phức tạp và nhiều người chưa biết hết. Vậy thủ tục các bước đăng ký kết hôn với người nước ngoài như thế nào? 

Đăng ký kết hôn với người nước ngoài cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào?

Khi làm thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam, hai bên cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
▶ Tờ khai đăng ký kết hôn (theo mẫu quy định) 
▶ Giấy xác nhận của tổ chức y tế: xác nhận người đăng ký kết hôn không mắc bệnh tâm thần, không mắc các bệnh mà không có khả năng nhận thức, làm chủ hành vi của mình


▶ Đối với người nước ngoài thì cần chuẩn bị thêm:
+ Giấy tờ chứng minh được tình trạng hôn nhân:
- Là giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp còn giá trị sử dụng xác nhận hiện tại người đó không có vợ hoặc có chồng
- Trường hợp bên nước ngoài không cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân thì thay bằng giấy tờ cơ quan có thẩm quyền xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật của nước đó
- Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân và giấy xác nhận y tế sẽ chỉ có giá trị 6 tháng nếu giấy tờ chứng minh tình trạng kết hôn của người nước ngoài không có thời hạn sử dụng.
+ Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu (giấy tờ đi lại quốc tế, thẻ cư trú,...)
▶ Đối với người Việt Nam cần chuẩn bị:
+ Nếu bên kết hôn là công dân Việt Nam đã ly hôn hoặc hủy việc kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì phải nộp bản sao trích lục hộ tịch về việc đã ghi vào sổ việc ly hôn hoặc hủy việc kết hôn
+ Nếu là công chức, viên chức, phục vụ trong lực lượng vũ trang thì phải nộp văn bản của cơ quan, đơn vị quản lý xác nhận việc kết hôn với người nước ngoài là không trái với quy định của ngành đó

Xem thêm:

Trình tự các bước đăng ký kết hôn với người nước ngoài

Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký kết hôn cho UBND cấp huyện
Hai bên nam nữ phải nộp trực tiếp đầy đủ hồ sơ đã chuẩn bị tới phòng tư pháp thuộc UBND cấp huyện có thẩm quyền, phải xuất trình giấy tờ chứng minh về nhân thân: chứng minh nhân dân, căn cước công dân, sổ hộ khẩu, hộ chiếu, hoặc các giấy tờ có liên quan,..


Bước 2: Thẩm sơ hồ sơ đăng ký kết hôn
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, giấy tờ, công chức làm công tác họ tịch có trách nhiệm xác minh. Nếu điều kiện kết hôn và hồ sơ hợp lệ theo quy định của pháp luật thì phòng tư pháp báo cáo chủ tịch UBND cấp huyện ký ai bản chính giấy chứng nhận kết hôn
Bước 3: Cấp giấy chứng nhận kết hôn
Kể từ ngày chủ tịch UBND cấp huyện cấp giấy chứng nhận kết hôn, trong vòng 3 ngày, phòng tư pháp sẽ trao giấy chứng nhận kết hôn cho 2 bên nam nữ. Cả 2 người phải trực tiếp có mặt tại trụ sở UBND để hoàn thành nốt những thủ tục để nhận giấy chứng nhận kết hôn. Người làm công tác hộ tịch hỏi ý kiến 2 bên nam nữ, nếu tự nguyện kết hôn thì ghi việc kết hôn vào sổ hộ tịch. Sau đó 2 bên nam nữ ký tên vào sổ hộ tịch và ký vào giấy chứng nhận kết hôn.

Trên đây là trình tự thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài. Hy vọng với những thông tin từ bài viết này sẽ giúp cho những bạn đang có kế hoạch kết hôn với người nước ngoài sẽ diễn ra thuận lợi nhé. 

Đọc tiếp »

Thủ tục xin cấp sổ đỏ gồm những gì và cần làm gì?

Hiện nay, thủ tục xin cấp sổ đỏ là một trong những thủ tục mà người dân khó thực hiện nhất. Vậy thì thủ tục, hồ sơ và quy trình để được cấp sổ đỏ thực hiện như thế nào? Hãy cùng Công ty luật sư uy tín tìm hiểu thủ tục này ngay sau đây.

Thụ tục xin cấp Sổ đỏ

Sổ đỏ hay sổ hồng là gì?

Người sở hữu đất không còn xa lạ với sổ đỏ vì nó là chứng nhận quyền sử dụng đất. Theo quy định tại Khoản 16 Điều 3 của Luật Đất đai 2013 như sau:

Như vậy, bản chất của Sổ đỏ hay Sổ hồng là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Điều kiện để được cấp giấy chứng nhận

Không phải bạn có thể làm thủ tục xin cấp sổ đỏ với mọi trường hợp. Theo quy định của Luật Đất đai năm 2013, nghị định 43/2014/NĐ-CP và nghị định 01/2017/NĐ-CP về điều kiện cấp giấy chứng nhận:

  • Đất có giấy tờ về quyền sở hữu sử dụng đất sẽ căn cứ vào Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

  • Đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất thì căn cứ theo Điều 101 Luật Đất đai 2013.

Hồ sơ xin cấp Sổ đỏ ( Giấy chứng nhận lần đầu)

Căn cứ tại Khoản 1 Điều 8 của Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, cá nhân hoặc hộ gia đình phải chuẩn bị 1 bộ hồ sơ gồm các giấy tờ:

  • Đơn đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

  • Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính và các giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền (nếu có).

Ngoài 2 loại giấy tờ trên thì tùy thuộc vào nhu cầu đăng ký quyền sử dụng đất hoặc quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà cần chuẩn bị giấy tờ chứng minh theo từng trường hợp, như sau:

- Với đăng ký quyền sử dụng đất thì phải nộp một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 nghị định 43/2014/NĐ-CP.

- Với đăng ký quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất phải có giấy chứng minh quyền sở hữu tài sản đó. Thông thường tài sản cần đăng ký là nhà ở.

Cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ để xin cấp sổ đỏ

Trường hợp đăng ký về quyền sở hữu nhà ở hoặc công trình xây dựng thì phải có sơ đồ nhà. Trừ trường hợp trong giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng đã có sơ đồ phù hợp với nhà, công trình xây dựng.

Thủ tục xin cấp Sổ đỏ

Căn cứ tại Điều 70 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, thủ tục được thực hiện qua như sau:

  • Nộp hồ sơ: Nộp bộ hồ sơ như trên theo khoản 2,3 Điều 60 nghị định 43/2014/NĐ-CP.

  • Tiếp nhận hồ sơ: Cần ghi đầy đủ và hợp lệ các thông tin vào sổ tiếp nhận.

  • Giải quyết yêu cầu: Người dân cần đóng thuế khi nhận được thông báo đóng lệ phí. Lưu ý giữ lại hóa đơn, chứng từ để xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ tài chính.

  • Trả kết quả:  Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai sẽ trao Giấy chứng nhận cho người được cấp giấy. Hoặc gửi Giấy chứng nhận cho UBND cấp xã để trao cho người nộp hồ sơ tại cấp xã.

Xem thêm:
Trên đây là những thủ tục xin cấp Sổ đỏ bạn cần biết để quá trình diễn ra nhanh chóng, thuận lợi. Hy vọng những thông tin trên hữu ích khi bạn xin cấp Sổ đỏ.
Đọc tiếp »

Thứ Ba, 2 tháng 8, 2022

Tranh chấp về tài sản sau ly hôn - Những điều bạn nên biết

Có rất nhiều vụ tranh chấp về tài sản sau ly hôn của các cặp vợ chồng. Khi tiến hành ly hôn hai bên không thể tự thỏa thuận được về vấn đề tài sản và yêu cầu tòa giải quyết. Do các bên đều muốn giành cho mình phần lợi ích nhiều hơn nên dẫn đến tranh chấp, mâu thuẫn. Vậy giải quyết những tranh chấp về tài sản sau ly hôn theo luật hôn nhân như thế nào?

Tranh chấp tài sản sau ly hôn là gì?

Tranh chấp tài sản sau ly hôn là tranh chấp về phần tài sản mà vợ chồng cùng có được trong thời kỳ hôn nhân; hoặc tài sản riêng của vợ hoặc chồng khi tiến hành ly hôn mà hai bên không thể tự thỏa thuận được về vấn đề tài sản và yêu cầu tòa giải quyết.


Hoặc khi tiến hành ly hôn, các bên đương sự không yêu cầu giải quyết về tài sản. Nhưng sau khi ly hôn rồi thì hai bên lại xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp về lợi ích trong việc phân chia tài sản, không thể tự hỏa thuận để đưa ra được kết quả chung.

- Tài sản được xác định là tài sản chung là do vợ chồng tạo ra từ các công việc lao động, kinh doanh, khoản thu nhập phát sinh từ tài sản riêng của mỗi người và những khoản thu nhập khác phát sịnh trong quá trình chung sống vợ chồng, các tài sản giá trị được tặng, nhận thừa kế trên nghĩa cả hai vợ chồng hoặc các tài sản phát sịnh khác mà có thỏa thuận.

Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn thì sẽ được coi là tài sản chung, trừ trường hợp quyền sử dụng đất đó được xác định là tài sản riêng của vợ hoặc chồng khi tài sản đó được cho riêng hoặc thừa kế riêng. 

- Tài sản riêng là phần tài sản mà vợ, chồng đã sở hữu từ trước khi kết hôn hoặc phát sinh trong thời kỳ hôn nhân nhưng được cho tặng, thừa kế riêng.

Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn

Theo nguyên tắc, khi ly hôn phần tài sản chung sẽ được giải quyết dựa theo sự thỏa thuận, thống nhất của các bên đương sự là vợ và chồng. Trong trường hợp không thỏa thuận được thi tòa sẽ áp dụng nguyên tắc cơ bản đó là chia đôi phần tài sản chung của vợ chồng.



Tuy nhiên, xác định là chia đôi nhưng không phải trong trường hợp nào cũng là chia 50/50, mà còn phụ thuộc vào các yếu tố sau:

- Hoàn cảnh của vợ và chồng

- Đóng góp của vợ và chồng trong khối tài sản chung đó 

- Lỗi của bên nào dẫn  đến việc ly hôn

- Đảm bảo lợi ích cho các bên trong hoạt động sản xuất kinh doanh để tiếp tục lao động tạo ra thu nhập

Các tài sản riêng của ai thì vẫn thuộc quyền sở hữu của người đó.

Giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn

Khi các bên đã không thể thỏa thuận được với nhau dẫn đến tranh chấp thì một trong hai bên có thể nộp đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết. 

Hồ sơ khởi kiện giải quyết tranh chấp về tài sản sau ly hôn gồm:

- Đơn khởi kiện

- Chứng minh thư hoặc căn cước công dân, sổ hộ khẩu của nguyên đơn (bản sao, công chứng)



- Chứng minh thư hoặc căn cước công dân, sổ hộ khẩu hoặc những giấy tờ có giá trị pháp lý được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của bị đơn.

- Bản kê khai về tài sản đang tranh chấp yêu cầu giải quyết đã được công chứng

Trong trường hợp tranh chấp về tài sản riêng thì phải có thêm các loại giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản riêng đó.

- Bản sao quyết định ly hôn

Thủ tục giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ 

- Bên khởi kiện chuẩn bị hồ sơ theo nội dung ở trên
- Nộp án phí theo quy định

Bước 2: Nơi nộp hồ sơ

Nguyên đơn nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp Quận/huyện theo luật định hoặc theo thỏa thuận

- Nếu đối tượng tranh chấp ở đâu là bất động sản thì nguyên đơn phải nộp hồ sơ khởi kiện ở toàn án nhân dân nơi có bất động sản đang tranh chấp

- Nếu tranh chấp các yếu tố nước ngoài thì Tòa án nhân dân cấp Huyện sẽ không có thẩm quyền giải quyết



Bước 3: Giải quyết vụ án

Tòa án có thẩm quyền sẽ tiếp nhận hồ sơ khởi kiện và tiến hành giải quyết, mở phiên tòa xét xử 

Tùy thuộc vào đối tượng tài sản và mức độ phức tạp của vụ án mà thời gian giải quyết vụ án tranh chấp tài sản sau ly hôn khác nhau, vào khoảng 4 đến 6 tháng. 

Xem thêm:

- Các loại giấy tờ cần mang đi khi đi công chứng mà bạn cần  biết

- Quy định về phân chia tài sản sau ly hôn là như thế nào?

Trên đây là những thông tin cơ bản mà bạn cần biết về tranh chấp tài sản sau ly hôn để có thể đảm bảo quyền và lợi ích của mình trong quan hệ hôn nhân


Đọc tiếp »

Thứ Hai, 1 tháng 8, 2022

Các loại giấy tờ cần mang đi khi công chứng mà bạn cần biết

Trước khi đi công chuẩn bạn luôn phải chuẩn bị các loại giấy tờ cần thiết để tiết kiệm thời gian. Vậy các loại giấy tờ cần mang đi khi công chứng là gì, cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây.


Các loại giấy tờ cần mang khi đi công chứng

Xem thêm:

Công chứng là gì?

Thuật ngữ công chứng thường được mọi người nhắc đến khi làm thủ tục giấy tờ. Theo khoản 1 Điều 2 Luật công chứng thì công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận các trường hợp:

  • Tính xác thực và hợp pháp của hợp đồng hay các giao dịch dân sự khác bằng văn bản.

  • Tính chính xác, hợp pháp và không trái đạo đức của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc ngược lại từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt.

Và theo quy định của pháp luật công chứng khi cá nhân hay tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

Các loại giấy tờ cần mang đi khi công chứng

Đối với khi đi công chứng hợp đồng, giao dịch đã được soạn thảo sẵn thì hồ sơ yêu cầu công chứng được lập thành một bộ, bao gồm các giấy tờ:

  • Phiếu yêu cầu công chứng, trong đó gồm có thông tin về họ tên, địa chỉ người yêu cầu. Nội dung cần công chứng, danh mục giấy tờ gửi kèm theo; cùng tên tổ chức hành nghề công chứng. Thì sẽ có họ tên người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng và thời điểm tiếp nhận hồ sơ.

  • Dự thảo hợp đồng hoặc giao dịch của bạn.

  • Bản sao các giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng.

  • Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng. Cần trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó.

  • Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng hay giao dịch mà pháp luật quy định phải có.

Giấy tờ tùy thân là cần thiết khi đi công chứng

Các bản sao trên được hiểu là bản chụp, bản in hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính và không cần chứng thực.

Ngoài ra, người đi công chứng cần bản chính tất cả các giấy tờ nêu trên.Trường hợp công chứng hợp đồng do công chứng viên soạn thảo thì hồ sơ công chứng cũng bao gồm các giấy tờ như trên. Tuy nhiên, khác là người yêu cầu công chứng không cần mang theo dự thảo hợp đồng, giao dịch.

Một vài trường hợp cụ thể

Trường hợp công chứng hợp đồng mua bán nhà đất

Bên bán và bên mua cần mang theo những giấy tờ sau:

  • Bản sao Sổ đỏ cùng với bản chính.

  • Bản sao Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu (của cả vợ và chồng) cùng bản chính để đối chiếu.

  • Sổ hộ khẩu của bạn.

  • Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân (có thể là giấy đăng ký kết hôn).

  • Hợp đồng ủy quyền nếu nhờ người khác bán thay.

  • Hợp đồng do các bên soạn thảo trước nếu đã viết.

  • Cuối cùng, phiếu yêu cầu công chứng thường do bên mua điền theo mẫu của tổ chức hành nghề công chứng.

Trường hợp công chứng di chúc

Người cần công chứng di chúc tại văn phòng công chứng mang theo:

  • Dự thảo Di chúc đã viết.

  • Giấy tờ tùy thân có thể là Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu của người lập và người nhận. Bên cạnh đó là Sổ hộ khẩu; Xác nhận tình trạng hôn nhân; Đăng ký kết hôn… Lưu ý có bản sao và bản chính để đối chiếu.

  • Giấy tờ về tài sản trong di chúc như Sổ đỏ; Đăng ký xe ô tô…(bản sao và bản chính).

Trên đây là những loại giấy tờ cần mang đi khi công chứng mà bạn cần biết. Hy vọng bài viết giúp ích cho các bạn để quá trình công chứng diễn ra thuận lợi, nhanh chóng nhất nhé!


Đọc tiếp »
Hotline: 0982.882.921

TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ

Tin mới nhất