Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2022

Thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài gồm những gì?

Kết hôn với người nước ngoài có lẽ không còn là khái niệm mới mẻ với nhiều người Việt Nam hiện nay. Do nước ta đang trong quá trình hội nhập và phát triển sâu rộng nên điều này càng phổ biến. Vậy thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài gồm những gì? Hãy cùng luật hôn nhân tìm hiểu ngay sau đây.

Xem thêm:

Cách phân biệt số đỏ với sổ hồng, sổ trắng, sổ xanh chính xác nhất

Thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài như thế nào?

Trình tự thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam

Người có yêu cầu đăng ký kết hôn nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân (UBND) cấp huyện có thẩm quyền.

- Người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra toàn bộ hồ sơ đó. Đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình, theo đó:

  • Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận hồ sơ. Trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả; nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện.
  • Trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì người tiếp nhận phải lập văn bản hướng dẫn cụ thể. Trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, tên của người tiếp nhận.

- Phòng Tư pháp tiến hành nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ đăng ký kết hôn. Nếu thấy cần thiết, Phòng Tư pháp làm việc trực tiếp với các bên để làm rõ về nhân thân, sự tự nguyện kết hôn và mục đích kết hôn. Nếu thấy hồ sơ hợp lệ, các bên có đủ điều kiện kết hôn theo quy định thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch UBND cấp huyện để xem xét, quyết định.

- Trường hợp Chủ tịch UBND đồng ý giải quyết thì ký bản chính Giấy chứng nhận kết hôn và Phòng Tư pháp tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ. Có 2 bản thì mỗi người giữ 01 bản.



Hồ sơ đăng ký kết hôn với người nước ngoài

Theo Điều 30 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định hồ sơ đăng ký kết hôn được lập theo quy định tại khoản 1 Điều 38 của Luật Hộ tịch 2014 như sau:

  • Hai bên nam, nữ có thể khai chung một Tờ khai đăng ký kết hôn.
  • Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài là giấy do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp; và còn giá trị sử dụng xác nhận hiện tại người đó không có vợ hoặc không có chồng. Trường hợp nước ngoài không cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân thì thay bằng giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật nước đó.
  • Nếu giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài không ghi thời hạn sử dụng thì giấy tờ này và giấy xác nhận của tổ chức y tế theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 của Luật Hộ tịch có giá trị 6 tháng, kể từ ngày cấp.
  • Nếu người nước ngoài không có hộ chiếu để xuất trình theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này thì có thể xuất trình giấy tờ đi lại quốc tế hoặc thẻ cư trú.
  • Ngoài giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này, nếu bên kết hôn là công dân Việt Nam đã ly hôn hoặc hủy việc kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì cầni nộp bản sao trích lục hộ tịch về việc đã ghi vào sổ việc ly hôn hoặc hủy việc kết hôn theo quy định tại Khoản 2 Điều 36 của Nghị định này. Nếu là công chức, viên chức hoặc đang phục vụ trong lực lượng vũ trang thì phải nộp văn bản của cơ quan, đơn vị quản lý xác nhận kết hôn với người nước ngoài không trái với quy định của ngành đó.

Trên đây là thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài mà bạn cần biết. Hy vọng quy trình đăng ký của các bạn thuận lợi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Hotline: 0982.882.921

TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ

Tin mới nhất