Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2022

Quy trình thành lập công ty có vốn nước ngoài như thế nào?

Hầu hết các nhà đầu tư khi đến đầu tư tại Việt Nam đều ít nhiều gặp các rắc rối trong vấn đề thủ tục pháp lý. Cùng các loại giấy phép để có thể hợp pháp thực hiện hoạt động kinh doanh. Sau đây, Công ty luật sư uy tín sẽ hướng dẫn cụ thể về quy trình thành lập công ty có vốn nước ngoài.

  • Công ty hợp danh là gì? Đặc điểm của công ty hợp danh
  • Công ty TNHH 1 thành viên là gì? Thủ tục thành lập công ty TNHH 1 thành viên
  • Thủ tục đăng ký thành lập công ty gồm những gì?

  • Bước 1: Đăng ký thành lập dự án tại cơ quan đăng ký đầu tư

    Để thực hiện quy trình thành lập công ty có vốn nước ngoài các bạn cần chuẩn bị hồ sơ: 

    • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;

    • Đề xuất dự án đầu tư ;

    • Đề xuất nhu cầu sử dụng đất;

    • Giải trình về sử dụng công nghệ;

    • Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng này.

    Cơ quan nộp hồ sơ là Cơ quan đăng ký đầu tư. Thời gian thực hiện trong khoảng từ 35 – 40 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

    Bước 2: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

    Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định đầu tư.

    • Trước khi thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư kê khai trực tuyến các thông tin trên hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài.

    • Sau khi Cơ quan đăng ký đầu tư tiếp nhận hồ sơ, nhà đầu tư được cấp tài khoản truy cập hệ thống thông tin quốc gia để theo dõi tình hình xử lý hồ sơ.

    • Cơ quan đăng ký đầu tư sử dụng hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài để tiếp nhận, xử lý, trả kết quả hồ sơ.

    Hồ sơ thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm:

    • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư nước ngoài

    • Bản sao chứng minh nhân dân/ thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức

    • Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động.

    • Bản sao một trong các tài liệu sau: Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư.

    • Đề xuất nhu cầu sử dụng đất

    • Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án đầu tư đối với dự án;

    • Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng này.

    Cơ quan nộp hồ sơ là cơ quan đăng ký đầu tư.

    Bước 3: Thành lập doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp


    Sau khi có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nhà đầu tư cần chuẩn bị hồ sơ để thành lập doanh nghiệp; các bạn chuẩn bị hồ sơ:

    • Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp;

    • Điều lệ của công ty;

    • Danh sách thành viên và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.

    • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.

    Cơ quan nộp hồ sơ này là Cơ quan đăng ký kinh doanh. Thời gian trong khoảng 03 - 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ.

    Bước 4: Công bố nội dung thông tin đăng ký doanh nghiệp

    Thông tin về đăng ký doanh nghiệp phải được công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy Chứng nhận. Nếu như doanh nghiệp không Công bố thông tin thì theo Khoản 1 Điều 26 Nghị định 50/2016/NĐ-CP; đối với hành vi không công bố hoặc công bố không đúng thời hạn quy định nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký thì doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

    Bước 5: Khắc dấu và công bố mẫu dấu

    Doanh nghiệp có thể ủy quyền hoặc tự mình khắc dấu cho doanh nghiệp. Và sau đó thông báo mẫu dấu cho Sở Kế hoạch và đầu tư. Có thể tự quyết định hình thức, số lượng và nội dung con dấu nhưng phải thể hiện được tên và mã số doanh nghiệp. Sau khi nhận thông báo về con dấu, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận cho doanh nghiệp, thực hiện đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia. Đồng thời cấp thông báo về việc đăng tải thông tin mẫu con dấu của doanh nghiệp.

    Trên đây là quy trình thành lập công ty có vốn nước ngoài mà Luật kinh doanh muốn cung cấp thông tin cho các bạn. Hy vọng giúp ích cho các bạn trong quá trình đăng ký thành lập kinh doanh có vốn nước ngoài.



    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét

    Hotline: 0982.882.921

    TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ

    Tin mới nhất