Thứ Năm, 8 tháng 9, 2022

Nghĩa vụ cấp dưỡng sau khi ly hôn được xử lý như thế nào?

Thực tế có nhiều trường hợp sau khi ly hôn nhiều người không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng của mình. Hãy cùng Công ty luật sư uy tín tìm hiểu các quy định liên quan đến nghĩa vụ cấp dưỡng sau khi ly hôn.

Ai có nghĩa cụ cấp dưỡng sau ly hôn?



Định nghĩa được nêu tại khoản 24 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014. Theo đó, cấp dưỡng chỉ xảy ra khi có các điều kiện sau:

  • Người được cấp dưỡng là người chưa thành niên, đã thành niên nhưng không có khả năng lao động, không có tài sản tự nuôi hoặc gặp khó khăn.

  • Người cấp dưỡng và người được cấp dưỡng có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng.

  • Người cấp dưỡng và người được cấp dưỡng không sống cùng nhau.

Do đó, khi ly hôn, những người sau sẽ xảy ra quan hệ cấp dưỡng:

  • Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con chưa thành niên, con thành niên không có khả năng lao động có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Đặc biệt, dù cha, mẹ bị hạn chế quyền với con chưa thành niên thì vẫn phải cấp dưỡng (theo khoản 2 Điều 82 và khoản 3 Điều 87 Luật Hôn nhân và Gia đình).

  • Vợ, chồng có nghĩa vụ cấp dưỡng sau khi ly hôn cho đối phương nếu một bên khó khăn, túng quẫn và có lý do chính đáng (theo Điều 115 Luật Hôn nhân và Gia đình).

Mức cấp dưỡng là bao nhiêu?

Mức cấp dưỡng được quy định tại Điều 116 Luật Hôn nhân và Gia đình. Theo đó, mức cấp dưỡng sẽ do các bên thỏa thuận căn cứ vào thu nhập của người cấp dưỡng cũng như nhu cầu của người con. Tòa án chỉ giải quyết khi các bên không thỏa thuận được.



Pháp luật không có quy định giới hạn mức cấp dưỡng là bao nhiêu mà hoàn toàn dựa vào thỏa thuận của các bên. Hiện nay, thông thường Tòa án sẽ ấn định mức cấp dưỡng khoảng 15-30% mức thu nhập của người cấp dưỡng.

Cha mẹ sau khi ly hôn phải cấp dưỡng cho con đến thời điểm nào?

Như phân tích ở trên, con chưa thành niên, con đã thành niên mà không có khả năng lao động, tài sản để tự nuôi bản thân thì người không ở cùng con sẽ có nghĩa vụ cấp dưỡng.

Trong đó, con chưa thành niên là con chưa đủ 18 tuổi trở lên. Đồng thời, các trường hợp được chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng nêu tại Điều 118 Luật Hôn nhân và Gia đình:

  • Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình.

  • Trường hợp người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết.

  • Vợ hoặc chồng gặp khó khăn sau khi ly hôn đã kết hôn với người khác…

Như vậy, có thể thấy, sau khi ly hôn, cha mẹ có thể không phải cấp dưỡng cho con trong các trường hợp sau:

  • Con đủ 18 tuổi hoặc đã có khả năng lao động, có tài sản để tự nuôi bản thân.

  • Cha, mẹ hoặc con chết.

Như vậy qua bài viết các bạn đã hiểu về nghĩa vụ cấp dưỡng sau khi ly hôn một cách chi tiết. Các bạn có thể tham khảo các bài viết tại Luật hôn nhân.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Hotline: 0982.882.921

TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ

Tin mới nhất