Thứ Năm, 3 tháng 11, 2022

Các hình thức mua bán doanh nghiệp phổ biến hiện nay

Trong tình hình nền kinh tế đang ngày càng phát triển thì các doanh nghiệp cũng hình thành lên từng ngày. Trao đổi, buôn bán kinh doanh ngày càng được đẩy mạnh; từ những mặt hàng nhỏ cho đến cả một công ty. Vậy các hình thức mua bán doanh nghiệp phổ biến hiện nay là gì?

Doanh nghiệp là gì?

Theo Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.

Các hình thức mua bán doanh nghiệp hiện nay
Các hình thức mua bán doanh nghiệp hiện nay

Hiện nay có những loại hình doanh nghiệp nào phổ biến?

- Doanh nghiệp tư nhân

- Công ty TNHH một thành viên

- Công ty TNHH hai thành viên trở lên

- Công ty hợp danh

- Công ty cổ phần

Mua bán doanh nghiệp là gì?

Mua bán doanh nghiệp là các hoạt động sáp nhập, mua bán. Nói một cách đơn giản đó là việc một cá nhân hoặc doanh nghiệp mua lại hoặc sáp nhập một công ty khác và không làm xuất hiện thêm một pháp nhân nào mới.

Đây còn được coi là một dự án đầu tư kinh doanh. Khi thấy được tiềm năng hay khó khăn tài chính của công ty nhỏ thì các tập đoàn hoặc doanh nghiệp lớn sẽ thâu tóm, mua lại công ty nhỏ đó. Từ đó, công ty nhỏ bị mua lại đó sẽ không còn tồn tại. Nó chỉ tồn tại với tư cách là công ty con, chi nhánh nhỏ chịu sự quản lý của doanh nghiệp đã mua lại. 

Mua bán doanhg nhiệp
Mua bán doanh nghiệp

Cá nhân cũng có thể mua lại doanh nghiệp. Bằng cách chuyển nhượng qua tay thay đổi thông tin công ty và tiếp tục kinh doanh phát triển công ty.

Các hình thức mua bán doanh nghiệp phổ biến hiện nay 

1. Hình thức mua bán toàn bộ doanh nghiệp

Đây là hình thức mà chủ sở hữu doanh nghiệp chuyển quyền sở hữu toàn bộ doanh nghiệp của mình cho bên mua. Hình thức này bao gồm:

- Mua bán doanh nghiệp tư nhân

- Chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp, cổ phần cho bên nhận 

Hình thức mua lại toàn bộ doanh nghiệp
Mua lại toàn bộ doanh nghiệp

Các tiêu chí nhận diện hình thức mua bán toàn bộ doanh nghiệp

- Bên bán phải là chủ sở hữu doanh nghiệp

- Quan hệ chuyển nhượng vốn giữa chủ sở hữu và bên nhận chuyển nhượng được ghi nhận bằng hợp đồng chuyển nhượng vốn góp, hợp đồng chuyển nhượng cổ phần

- Đối tượng mua bán phải là doanh nghiệp

- Bên nhận chuyển nhượng toàn bộ phần góp vốn, toàn bộ vốn điều lệ hoặc mua doanh nghiệp tư nhân phải đăng ký thay đổi thành viên, chủ sở hữu doanh nghiệp theo quy định của pháp luật

2. Hình thức mua bán một phần doanh nghiệp

Đây là việc chủ sở hữu doanh nghiệp chuyển quyền sở hữu một phần doanh nghiệp cho bên mua để bên mua có quyền kiểm soát doanh nghiệp mục tiêu. Hình thức này bao gồm:

- Các thành viên và cổ đông công ty chuyển nhượng phần vốn góp, cổ phần chi phối cho bên nhận chuyển nhượng để bên nhận chuyển nhượng có thể kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp mục tiêu

Hình thức mua bán một phần doanh nghiệp
Mua bán một phần doanh nghiệp

Các tiêu chí nhận diện hình thức mua bán một phần doanh nghiệp

- Đối tượng mua bán ở đây không phải là toàn bộ doanh nghiệp, mà chỉ là một phần doanh nghiệp

- Chỉ được coi là mua một phần doanh nghiệp nếu bên nhận chuyển nhượng nhận chuyển nhượng phần vốn góp đến tỉ lệ phần vốn góp chi phối

- Bên nhận chuyển nhượng tỉ lệ phần vốn góp chi phối có quyền kiểm soát hoạt động của chủ doanh nghiệp mục tiêu

Các trường hợp của hình thức mua bán một phần doanh nghiệp

- Chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên chuyển nhượng phần vốn chi phối cho tổ chức, các nhân nào đó

- Thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên chuyển nhượng phần vốn chi phối cho các thành viên còn lại hoặc tổ chức, cá nhân khác

- Cổ đông công ty cổ phần chuyển nhượng cổ phần chi phối cho các cổ đông còn lại hoặc các tổ chức, cá nhân khác

- Thành viên hợp danh chuyển nhượng phần vốn góp cho các thành viên hoặc cá nhân khác

Xem thêm:

- Những lỗi thường gặp khi soạn thảo hợp đồng kinh tế

- Chế độ nghỉ thai sản với lao động nữ được quy định như thế nào?

Trên đây là những thông tin về các hình thức mua bán doanh nghiệp phổ biến hiện nay. Nếu bạn có điều gì thắc mắc liên quan đến luật Kinh doanh thì hãy để lại bình luận cho chúng tôi để chúng tôi kịp thời giải đáp giúp bạn nhé. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Hotline: 0982.882.921

TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ

Tin mới nhất