Thứ Hai, 14 tháng 11, 2022

Những điều cần biết về vốn điều lệ của công ty

Khi thành lập công ty, một trong những thủ tục quan trọng và cần thiết đó là đăng ký vốn điều lệ. Điều này sẽ là cơ sở để chủ thể kinh doanh thực hiện hoạt động kinh doanh một cách hợp pháp. Vậy vốn điều lệ của công ty là gì? Những điều cần biết về vốn điều lệ của công ty là như thế nào?

Khái niệm vốn điều lệ

Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết đóng góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hay công ty hợp danh. Còn đối với công ty cổ phần thì vốn điều lệ chính là tổng giá trị mệnh giá cổ phần mà công ty đã bán hoặc đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp

Vốn điều lệ là gì
Vốn điều lệ là gì

Vốn điều lệ có thể là các tài sản sau:

- Đồng Việt Nam, ngoại tệ có thể tự do chuyển đổi hay vàng

- Giá trị quyền sử dụng đất

- Giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ - kỹ thuật

- Và những tài sản có thể định giá bằng Việt Nam Đồng

Trong đó, quyền sở hữu trí tuệ bao gồm các quyền sau:

- Quyền tác giả

- Quyền liên quan đến tác giả

- Quyền sở hữu công nghiệp

- Quyền phát minh đối với giống cây trồng

- Các quyền sở hữu trí tuệ khác được quy định theo pháp luật Việt Nam

Ý nghĩa của vốn diều lệ

- Vốn điều lệ là mức chịu trách nhiệm tài sản tối đa của công ty đối với các đối tác

- Trong trường hợp doanh nghiệp tư nhân thì có vốn đầu tư. Điều này được thể hiện trong giấy đề nghị đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên đối với doanh nghiệp tư nhân thì ý nghĩa vốn điều lệ lại không được đặt ra. Vì doanh nghiệp tư nhân khi xảy ra tình huống xấu thì người chủ doanh nghiệp sẽ phải tính chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp.

Các quy định về vốn điều lệ

- Đối với công ty TNHH: 

Theo luật doanh nghiệp 2020, thời hạn thành viên hoàn thành nghĩa vụ góp đủ vốn điều lệ trong giấy đăng ký kinh doanh là 90 ngày kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Nếu trong vòng 90 ngày mà thành viên góp không đủ vốn thì có thể giảm vốn điều lệ. Hoặc nếu đã góp đủ vốn và muốn góp thêm thì doanh nghiệp có thể đăng ký tăng vốn điều lệ

Quy định về vốn điều lệ đối với công ty TNHH
Quy định về vốn điều lệ đối với công ty TNHH

- Quy định về vốn điều lệ đối với công ty TNHH một thành viên:

Nếu công ty muốn tăng vốn điều lệ thì chủ doanh nghiệp phải đầu tư thêm hoặc huy động thêm vốn góp. Nếu phải huy động thêm vốn góp của người khác thì công ty phải chuyển đổi thành công ty TNHH hai thành viên trở lên trong vòng 15 ngày kể từ ngày thành viên mới cam kết góp vốn vào công ty.

- Quy định về vốn pháp định đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên:

Doanh nghiệp được tùy ý tăng, giảm vốn điều lệ bằng cách tăng hoặc hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo ty lệ vốn góp của họ. Hoặc tiếp nhận/mua lại phần vốn góp, tăng hoặc giảm vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản tăng/giảm của công ty

- Đối với công ty cổ phần:

Theo luật doanh nghiệp 2020. vốn điều lệ của công ty cổ phần là do các cổ đông sáng lập tự thỏa thuận với nhau và ghi vào điều lệ của công ty. Tuy nhiên các cổ đông không cần phải thanh toán luôn có thể mua và thanh toán trong vòng 90 ngày. Đây là một điều rất đặc biệt và chỉ xuất hiện ở công ty cổ phần. 

- Quy định về vốn pháp định đối với công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân:

Doanh nghiệp có thể tự do được tăng hoặc giảm vốn điều lệ. Thời hạn góp vốn, tăng hoặc giảm vốn điều lệ của 2 loại hình công ty này cũng có nhiều điểm phức tạp và chưa thống nhất.

Vốn pháp định khi thành lập doanh nghiệp

Hiện nay pháp luật chỉ quy định một số ngành nghề kinh doanh đặc biệt với cần phải đáp ứng mức vốn điều lệ tối thiểu khi thành lập doanh nghiệp. Đó là các ngành nghề như:

- Kinh doanh bất động sản

- Kinh doanh cảng hàng không, sân bay

- Kinh doanh ngành vận tải và dịch vụ hàng không

- Dịch vụ đảm bảo an toàn hàng hải

- Một số ngành nghề khác

Vốn điều lệ tối thiểu là bao nhiêu khi thành lập doanh nghiệp
Vốn điều lệ tối thiểu là bao nhiêu khi thành lập doanh nghiệp

Đối với những ngành nghề không bắt buộc vốn điều lệ tối thiểu khi thành lập doanh nghiệp. Dù pháp luật không quy định nhưng chủ doanh nghiệp cũng sẽ không để số vốn quá thấp hoặc quá cao. Vì khi vốn điều lệ quá thấp thì doanh nghiệp sẽ không có tiềm lực về tài chính và không thể thực hiện những dự án có quy mô lớn. Còn nếu vốn điều lệ quá cao thì khi xảy ra rủi ro, chủ doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm với toàn bộ số vốn mà mình đã đăng ký. 

Vì vậy, dù pháp luật không quy định về vốn điều lệ tối thiểu với những ngành nghề kinh doanh không cần điều kiện. Tuy nhiên để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của công ty thì các chủ sở hữu doanh nghiệp vẫn nên lựa chọn số vốn điều lệ sao cho phù hợp nhất

Xem thêm:

- Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa gồm những gì?

- Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam cần những thủ tục gì?

Trên đây là những điều cần biết về vốn điều lệ của công ty. Nếu bạn đang có ý định thành lập công ty hay góp vốn kinh doanh thì hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn. Và nếu bạn còn thắc mắc điều gì liên quan đến luật kinh doanh thì đừng ngần ngại mà hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp chi tiết nhất.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Hotline: 0982.882.921

TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ

Tin mới nhất