Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2022

Thủ tục ly hôn cần những giấy tờ gì? Quy trình giải quyết ra sao?

Ly hôn - một việc mà không ai muốn xảy ra trong cuộc sống hôn nhân. Tuy nhiên hiện trạng này lại đang xảy ra rất phổ biến. Theo luật hôn nhân, để hoàn tất được việc ly hôn, có nhiều vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục ly hôn mà các cặp đôi đang muốn ly hôn cần phải nắm rõ.

Thủ tục ly hôn là gì?

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng về mặt pháp lý theo quy định, bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án.

Để hoàn tất việc ly hôn, chấm dứt quan hệ vợ chồng về mặt pháp lý thì 2 bên cần phải tiến hành thủ tục ly hôn theo quy định của pháp luật.

Thủ tục ly hôn là các bước, quy trình pháp lý mà vợ hoặc chồng phải thực hiện theo quy định của Luật tố tụng dân sự. Để tòa án căn cứ vào đó đưa ra quyết định phù hợp. Quyết đinh này khi có hiệu lực pháp luật sẽ có giá trị bắt buộc thực hiện với vợ và chồng sau khi ly hôn.

Tại sao cần phải tiến hành thủ tục ly hôn?

Kể từ khi kết hôn với nhau, trong quá trình sống chung, vợ chồng đã tạo lập được một số tài sản chung, có con chung,...; và có thể phát sinh những nghĩa vụ chung như: trả nợ mua nhà chung, nuôi con chung,...

Vì thế, khi tiến thủ tục ly hôn sẽ giúp vợ và chồng phân định những vấn đề trên một cách rõ ràng: Tài sản này là của ai? Ai sẽ có nghĩa vụ trả nợ đối với các khoản vay trước đó? Ai có nghĩa vụ trưc tiếp nuôi con/ Ai có nghĩa vụ cấp dưỡng tiền nuôi con?....

Việc minh bạch, rõ ràng về các vấn đề như này bằng một bản án, quyết định của tòa án sẽ giúp cho các bên tránh được những tranh chấp có thể phát sinh sau này. Các bên có thế thực hiện các vấn đề tiếp theo của cá nhân mình trong tương lai.

Ai là người có quyền yêu cầu ly hôn?

Theo Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình (2014), người có quyền yêu cầu ly hôn gồm:

- Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn

- Cha, mẹ người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạn lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

Lưu ý: Trường hợp pháp luật cấm không được yêu cầu giải quyết ly hôn là: "Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi". Đây là một quy định pháp lý đầy tính nhân văn, nhằm đảm bảo cho một đứa trẻ có được sự chăm sóc của cả bố và mẹ từ trong bào thai đến lúc sinh ra. Tuy nhiên, pháp luật chỉ cấm người chồng nhưng lại không cấm người vợ. Người vợ khi đang mang thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi vẫn có quyền yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn.

Thủ tục ly hôn cần những giấy tờ gì?

Để tiến hành thủ tục ly hôn, hai bên cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

- Mẫu đơn xin ly hôn:

+ Nếu một bên đơn phương ly hôn thì dùng Mẫu đơn xin ly hôn đơn phương

+ Nếu hai bên thuận tình ly hôn thì dùng Mẫu đơn xin ly hôn thuận tình

- Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân hoặc hộ chiếu của hai vợ chồng (sao y bản chính)

- Sổ hộ khẩu (sao y bản chính)

- Giấy đăng ký kết hôn (bản chính)

- Giấy khai sinh của con (nếu vợ chồng có con, sao y bản chính)

- Giấy tờ chứng thực tài sản chung của hai vợ chồng

Quy trình giải quyết ly hôn

- Trường hợp đơn phương ly hôn: 

+ Bước 1: Thụ lý đơn ly hôn. Người muốn ly hôn đơn phương phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ, tài liệu như trên nộp cho Tòa án.

+ Bước 2: Hòa giải. 

Sau khi nhận được đơn ly hôn đơn phương, Tòa án sẽ xem xét có nhận và thụ lý vụ án ly hôn không. Nếu thấy có căn cứ để xét ly hôn đơn phương thì yêu cầu người nộp đơn nộp án phí tạm ứng và tiến hành hòa giải. Nếu hòa giải không thành công thì Tòa án đưa vụ án ra xét xử.

+ Bước 3: Mở phiên tòa sơ thẩm. Sau khi xét xử, Tòa án sẽ ra bản án chấm dứt quan hệ hôn nhận vợ chồng giữa hai người.

- Trường hợp hai bên thuận tình ly hôn:

+ Bước 1: Thụ lý đơn. Cả vợ và chồng chuẩn bị hồ sơ giấy tờ vào nộp đến Tòa án có thẩm quyền

+ Bước 2: Chuẩn bị xét đơn yêu cầu và mở phiên họp công khai để giải quyết việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn. Trong giai đoạn này, Tòa án sẽ xem xét đơn ly hôn thuận tình, căn cứ để chấm dứt quan hệ hộ nhận vợ chồng và ra thông báo nộp lệ phí tạm ứng.

Sau khi nộp lệ phí tạm ứng thì Tòa án sẽ mở phiên họp công khai để giải quyết việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn.

+ Bước 3: Ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn. Sau khi tiến hành hòa giải mà không thành thì Tòa án sẽ ra quyết định công nhận ly hôn. Ngược lại, nếu hòa giải thành công thì Tòa án sẽ đình chỉ giải quyết việc dân sự.

Trên đây là những thông tin về thủ tục ly hôn cần những giải tờ gì và quy trình giải quyết ra sao? Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào thì bạn hãy liên hệ qua số hotline của Công ty luật sư uy tín: 0982882921; hoặc bạn có tham khảo tại website: http://congtyluatsuuytin.blogspot.com/. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.

==> Xem thêm:

- Quyền nuôi con sau ly hôn sẽ được giải quyết ra sao?

- Có con riêng khi chưa chính thức ly hôn sẽ bị xử phạt như thế nào?


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Hotline: 0982.882.921

TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ

Tin mới nhất