Thứ Năm, 28 tháng 7, 2022

Quyền nuôi con sau ly hôn sẽ được giải quyết ra sao?

Hiện nay tỷ lệ ly hôn đang ngày càng tăng cao. Ly hôn thường cần phải giải quyết rất nhiều vấn đề. Trong đó con cái và tài sản là hai vấn đề chủ yếu thường xuyên xảy ra tranh chấp. Sau khi ly hôn, tài sản sẽ phân chia thế nào và con cái sẽ do ai nuôi dưỡng? Ai có quyền nuôi và ai là người có nghĩa nghĩa vụ cấp dưỡng cho con khi không trực tiếp nuôi dưỡng là vấn đề thường khó thống nhất khi giải quyết tranh chấp ly hôn. Có những vụ ly hôn tranh chấp quyền nuôi con ròng rã mấy năm trời cũng không giải quyết xong. Dưới đây là tổng hợp những quy định liên quan đến quyền nuôi con sau khi ly hôn. 

 Sau ly hôn thì cha hay mẹ có quyền nuôi con?

+ Khi 2 bên tự nguyện ly hôn: Vợ chồng có thể thỏa thuận với nhau để được quyền nuôi con.

+ Khi một bên đơn phương ly hôn và tranh chấp quyền nuôi con:

- Khi con dưới 36 tháng tuổi: Theo khoản 3 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình (2014) " Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con"

- Khi con từ 3 đến 7 tuổi: Cả bố và mẹ đều có quyền nuôi con ngàng bằng nhau. Tòa án sẽ căn cứ vào điều kiện vật chất và tinh thần của cả 2. Rồi từ đó sẽ quyết định giao con cho bên nào nuôi dưỡng. 

- Khi con trên 7 tuổi: Lúc này tòa án phải xem xét nguyện vọng của trẻ xem trẻ muốn sống với bố hay với mẹ và được ghi nhận bằng văn bản.

Ai được quyền nuôi con sau ly hôn?
Ai được quyền nuôi con sau ly hôn?

Lưu ý: Mặc dù trẻ dưới 36 tháng tuổi sẽ do người mẹ nuôi dưỡng và giáo dục. Nhưng đến khi trẻ trên 36 tháng tuổi thì người cha sẽ có quyền yêu cầu toàn án thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn trong một số trường hợp cụ thể. 

Cha, mẹ có nghĩa vụ gì khi không trực tiếp nuôi dưỡng con?

Dù không được quyền trực tiếp nuôi con nhưng cha, mẹ vẫn phải có trách nhiệm chu cấp cho con, tôn trọng quyết định của con theo Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình (2014) như sau:

- Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi

- Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con

- Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Lưu ý: Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền và nghĩa vụ như thế nào đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn?

Quyền nuôi con sau khi ly hôn
Quyền nuôi con sau khi ly hôn

Sau khi giành được quyền nuôi con, cha, mẹ trực tiếp nuôi con cũng có một số quyền và nghĩa vụ đối với người không trực tiếp nuôi con theo Điều 83 Luật hôn nhân và gia đình (2014) như sau:

- Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.

- Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

Trong một số trường hợp, cha, mẹ trực tiếp con không còn đủ khả năng, điều kiên để nuôi dưỡng và giáo dục con thì họ có thể cha, mẹ có thể yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con theo Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình (2014) như sau:

1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con

2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

a.  Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con

b.  Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 7 tuổi trở lên

5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau khi có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:

a. Người thân thích

b. Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình

c. Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em

d. Hội liên hiệp phụ nữ

Trên đây là những quy định liên quan đến luật hôn nhân quyền nuôi con sau khi ly hôn. Cha mẹ hãy cân nhắc thật kỹ và lựa chọn phương án giải quyết phù hợp và tốt cho con của mình nhất. 

Tham khảo:

- Hướng dẫn thủ tục chuyển đổi quyền sở hữu tài sản góp vốn trong doanh nghiệp cổ phần

- Hưởng chế độ thai sản khi thai bị chết lưu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Hotline: 0982.882.921

TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ

Tin mới nhất