Thứ Sáu, 14 tháng 5, 2021

Ly hôn đơn phương khi tranh chấp con chung thì tòa án giải quyết thế nào?

 

Câu hỏi:

Chào luật sư, Tôi muốn ly hôn với chồng và đưa 2 đứa con đi (1 đứa 5 tuổi, 1 đứa 3 tuổi) nhưng chồng không chịu cho tôi mang con đi, nên tôi muốn làm đơn ly hôn đơn phương, hiên tại tôi đang sống ly thân, 2 xã khác nhau, tôi làm đơn như thế nào, tôi không cầm giấy đăng ký kết hôn thì có giải quyết được không? Tôi phải nộp đơn trực tiếp ra tòa án hay phải giải quyết hoặc địa phương, nộp đơn huyện tôi ở được không vậy?

Tôi chân thành cảm ơn.

Câu trả lời:

Về vấn đề ly thân, khi xẩy ra mâu thuẫn nhiều cặp vợ,chồng lựa chọ giải pháp ly thân, họ không chung sống, không có sinh hoạt vợ, chồng như các cặp đôi bình thường. Ly thân là cơ hội để hai bên suy nghĩ về cuộc hôn nhân của mình tiếp tục hay quyết định dừng lại. Các vấn đề ly thân không được quy định trong luật, do đó phụ thuộc và tâm tư, ý chí của hai vợ chồng. Ly thân không bắt buộc phải ký kết vào giấy tờ xác nhận nào và đồng thời cũng không quy định ly thân trong thời gian bao lâu thì được phép ly hôn.

Ly thân không phải là căn cứ để ly hôn theo quy định của Luật hôn nhân gia đình hiện hành. Tuy nhiên ly thân có thể xem xét là cơ sở của việc mâu thuẫn vợ chồng kéo dài, không thể hàn gắn, tiếp tục chung sống, mục đích của hôn nhân không đạt được, đó là căn cứ góp phần giúp tòa án giải quyết ly hôn.

Căn cứ theo Điều 51 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 thì: Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Do đó, bạn hoàn toàn có thể nộp đơn xin ly hôn đơn phương tuy nhiên bạn cần có lý do ly hôn chính đáng và hợp lý để tòa án có thể giải quyết cho bạn. Lý do ly hôn theo yêu cầu của một bên được pháp luật quy định tại Điều 56: "Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được".

Về nơi thụ lý và giải quyết vấn đề ly hôn. Thẩm quyền thuộc về tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của bị đơn. Bạn nộp đơn xin ly hôn đơn ly hôn tại tòa án nhân dân cấp huyện nơi chồng bạn đang cư trú.

Theo thông tin bạn cung cấp, chồng bạn đã xé giấy đăng ký kết hôn của 2 người. Như vậy, để có thể ly hôn thì trước tiên bạn cần liên hệ với cơ quan hộ tịch nơi bạn đăng ký kết hôn trước đây để xét xem còn hồ sơ gốc hộ tích hay không, nếu còn thì bạn có thể xin cấp bản trích lục đăng ký kết hôn. Và trong hồ sơ ly hôn cần nêu rõ vì sao không có giấy đăng ký kết hôn gốc.

Về vấn đề giành quyền nuôi con sau ly hôn. Do bạn có hai con các con đề trên 36 tháng tuổi và con lớn nhất dưới 7 tuổi do vậy mà quyền nuôi hai con lúc này hai vợ chồng là ngang nhau. Do hai vợ chồng bạn không tòa hỏa thuận được thì đưa yêu cầu ra cho tòa án giải quyết có thể tòa sẽ ra quyết định mỗi người nuôi một cháu. Nếu bạn có mong muốn nuôi hai con bạn phải chứng minh được các điều kiện sau:

- Thứ nhất, bạn có đầy đủ các điều kiện về vật chất ăn ở, sinh hoạt, điều kiện học tập… các yếu tố này sẽ được xét trên điều kiện về chỗ ở, tài sản, thu nhập của cha mẹ. Như vậy bạn phải chứng minh được bạn có điều kiện về tài chính hơn so với chồng bạn, và mức thu nhập, nơi cư trú của bạn phải đủ để đảm bảo điều kiện về nuôi dưỡng và học tập, vui chơi cho cả hai bé.

- Thứ hai, căn cứ vào các điều kiện tinh thần bao gồm: thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi, giải trí, nhân cách đạo đức của cha mẹ. Trong trường hợp của bạn:

+ Bạn phải chứng minh được bạn có đủ thời gian để chăm sóc, dạy dỗ, tạo điều kiện cho cả hai bé vui chơi, giải trí

+ Bạn phải chứng minh được từ trước tới giờ bạn là người luôn quan tâm, yêu thương hai bé. Và phải đưa ra được các căn cứ chứng minh các hành vi bạo lực của chồng bạn (có thể nhờ người làm chứng, chụp ảnh, quay phim, thu âm lại những hành vi, lời nói của chồng bạn, hoặc thu âm, ghi hình lại những cảm nhận của con bạn đối với chồng bạn…)

+ Bạn cũng cần chứng minh bạn hay chồng bạn là người có đầy đủ đạo đức để nuôi dạy con. Nếu như những hành vi nói trên về chồng bạn (thường xuyên đánh bài, “nhậu nhẹt”…) là đúng thì bạn cần phải nêu ra chứng cứ chứng minh.

Xem thêm các tin tức liên quan:

XỬ LÝ VY PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN

TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ ĐỐI VỚI HÀNH VI NHẬP CẢNH TRÁI PHÉP VÀO VIỆT NAM

hoặc các bài viết cùng chủ đề tại:

http://congtyluatsuuytin.blogspot.com/

https://luatuytinhanoi.blogspot.com/

https://tuvanluatthanhlapdoanhnghiep.blogspot.com/

https://www.linkedin.com/in/tuvanluat-mienphi-69783218a/

https://linkhay.com/u/tuvanluatmienphi

https://sites.google.com/view/tuvanluathanoi/trang-ch%E1%BB%A7

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Hotline: 0982.882.921

TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ

Tin mới nhất