Thứ Sáu, 17 tháng 9, 2021

Chồng có được quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi nếu xảy ra việc ly hôn?

 

Câu hỏi:

Xin chào luật sư. Tôi có một câu hỏi muốn nhờ luật sư giải đáp giúp cho tôi. Năm 2016, tôi ly hôn với vợ, chúng tôi có 1 đứa con chung, bé chỉ mới 12 tháng tuổi nên tòa giao quyền chăm sóc trực tiếp cho mẹ bé, tôi và mẹ bé cùng với bà ngoại có thỏa thuận mỗi bên sẽ chăm sóc một tuần để bé có tình thương của cha, mẹ, nội, ngoại.

Hơn một năm qua chúng tôi điều chia nhau chăm sóc, tuy nhiên trong thời gian này vợ cũ của tôi có những mối quan hệ mới và chuẩn bị lập gia đình riêng nên không quan tâm chăm sóc cho cháu cả về vật chất và tinh thần mà trách nhiệm chủ yếu thuộc về tôi và bà nội cháu. Nay cháu được 30 tháng tuổi , tôi có thể khởi kiện lại trên tòa để yêu cầu hay đổi người trực tiếp nuôi con hay không? Xin cảm ơn!

Trả lời:

Với tình huống này, nếu vợ cũ của anh có ý định đi bước nữa và hiện tại không có thời gian chăm sóc cháu thì anh nên thỏa thuận và thuyết phục vợ mình ký vào thỏa thuận thay đổi người trục tiếp nuôi con, sau khi ký vào giấy này anh có thể nộp lên tòa án nhân dân cấp quận (huyện) nơi hai vợ chồng đang cư trú để yêu cầu tòa công nhận sự thỏa thuận này.

Trường hợp anh chị không thỏa thuận được về quyền nuôi con thì anh cần khởi kiện ra tòa để yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con. Theo quy định củakhoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014

"3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con."

Vậy, đối với con dưới 36 tháng tuổi người mẹ đang được quyền ưu tiên nuôi dưỡng cháu, nhưng nếu người mẹ không đủ điều kiện để chăm sóc (ở trường hợp của anh, người mẹ không đủ thời gian, kinh tế cũng như trách nhiệm để đảm bảo cháu được nuôi dưỡng trong một môi trường lành mạnh, đầy đủ cả về vật chất và tinh thần) thì anh vẫn có quyền yêu cầu tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.

“b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.”

Tuy vậy, muốn việc khởi kiện đạt được kết quả như mong muốn, anh nên tìm những bằng chứng chứng minh những lời tường trình trước tòa của mình là đúng sự thật. Ví dụ: văn bản xác nhận của chính quyền địa phương hoặc văn bản tường trình của hàng xóm ... đồng thời, anh cũng chứng minh về đạo đức, sức khỏe, thu nhập của anh đều có thể đảm bảo để nuôi dạy con được tốt nhất.

Xem thêm các tin tức liên quan:

CON DƯỚI 36 THÁNG TUỔI KHI LY HÔN THÌ AI LÀ NGƯỜI CÓ QUYỀN NUÔI CON?

CÁCH TÍNH MỨC HƯỞNG BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN?

Hoặc các bài viết cùng chủ đề tại:

http://congtyluatsuuytin.blogspot.com/

https://luatuytinhanoi.blogspot.com/

https://tuvanluatthanhlapdoanhnghiep.blogspot.com/

https://www.linkedin.com/in/tuvanluat-mienphi-69783218a/

https://linkhay.com/u/tuvanluatmienphi

https://sites.google.com/view/tuvanluathanoi/trang-ch%E1%BB%A7

 

 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Hotline: 0982.882.921

TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ

Tin mới nhất