Thứ Ba, 29 tháng 6, 2021

Giành quyền nuôi con khi sống chung như vợ chồng với người đang ly thân?

 

Câu hỏi:

Kính chào luật sư, Em có vấn đề này nhờ luật sư giải thích giúp em. Chuyện là em đang chung sống với một người như vợ chồng. Mà người này chưa ly hôn với chồng cũ chỉ ly thân 04 năm nay rồi nên em gặp và yêu. Hai đứa em cũng có em bé được 09 tháng. Hiện giờ vợ chồng em đang sống bên vợ phụ giúp việc nương rẫy bên đó. Khoảng hơn 10 ngày em mới về nội.

Cha mẹ em thương em nên chiều em cho về bên ngoại. Phần thì em thương vợ nên cho về bên ngoại cho được thoải mái. Vậy mà bên ngoại không biết điều về bên nội sáng về chiều điện thoại gọi về đi làm. Không lúc nào chơi được 02 ngày là đi. Em phải nói dối với cha mẹ em là có việc nên về. Dạo gần đây vợ chồng em hay mâu thuẫn với nhau mỗi lần như vậy là vợ em không cho em gần con em. Cha mẹ vợ cũng không ai lên tiếng.

Lần gần đây nhất, em giận vợ quá nên em dọn đồ về nhà em ở. Mấy bữa nay nhớ con mà không dám lên thăm em sợ bị đuổi ra đánh em. Xin luật sư cho em biết có cách nào để em nhận lại con em đường hoàng được không? Giấy tờ khai sinh em đứng tên đầy đủ hết. Chỉ có tên cha không có tên mẹ. Em rất nhớ con em mà em điện thoại không ai bắt máy. Xin nhờ luật sư giúp em xem có cách nào em nhận con em mà bên kia không làm khó em được không luật sư?

Em xin chân thành cảm ơn!

Trả lời

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Đại Việt. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Căn cứ quy định tại Khoản Điều 3 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 quy định chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng. Theo như thông tin bạn cung cấp, vợ bạn hiện nay chưa ly hôn với chồng cũ nhưng đã ly thân được 04 năm rồi. Mặc dù, vợ bạn đã ly thân với chồng cũ nhưng pháp luật hiện hành không có quy định về việc ly thân, chính vì vậy, giữa vợ bạn và chồng cũ của chị ấy vẫn đang có quan hệ vợ chồng, chưa chấm dứt quan hệ vợ chồng được pháp luật công nhận, chỉ khi nào vợ bạn và chồng cũ nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết vấn đề ly hôn cho hai vợ chồng thì lúc này, bạn mới có thể đăng ký kết hôn với vợ bạn và cuộc hôn nhân này mới được pháp luật công nhận. Hành vi chung sống như vợ chồng của hai hai bạn tùy vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể:

Mức xử phạt hành chính đối với hành vi chung sống như vợ, chồng vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng:

Căn cứ theo khoản 1 Điều 48 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 67/2015/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng:

"1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;

c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

..."

Truy cứu trách nhiệm hình sự với hành vi chung sống như vợ chồng vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng:

Căn cứ Điều 182 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng:

"1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;

b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;

b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó."

Giữa hai bạn đã có con chung được 09 tháng, hiện nay hai vợ chồng đang có mâu thuẫn với nhau, bạn cũng muốn giành quyền trực tiếp nuôi dưỡng con hoặc ít nhất bạn cũng mong muốn được thăm nom, chăm sóc con. Do đó, căn cứ quy định tại Điều 14, Điều 15 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như sau:

"Điều 14. Giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn

1. Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.

2. Trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn.

Điều 15. Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn

Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con."

Bạn và vợ bạn không có đăng ký kết hôn theo quy định nên giữa hai bạn không làm phát sinh quan hệ vợ chồng. Tuy nhiên, hai bạn đã có con chung với nhau, trên Giấy khai sinh của con chỉ có tên bạn là cha, không có tên của mẹ, hai bạn không thỏa thuận được với nhau về việc chăm sóc, giáo dục con sau khi không thể tiếp tục chung sống như vợ chồng với nhau. Như vậy, nếu bây giờ bạn muốn danh chính ngôn thuận để được nuôi dưỡng, chăm sóc con mà vợ bạn không đồng ý thì bạn có quyền nộp đơn Khởi kiện tới Tòa án nhân dân cấp quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh nơi vợ bạn đang cư trú (có thể là thường trú hoặc tạm trú) để yêu cầu Tòa án giải quyết vấn đề nuôi con sau khi không chung sống như vợ chồng.

Xem thêm các tin tức liên quan:

Sau khi đã ly hôn muốn giành quyền nuôi con thì phải làm gì?

Tư vấn về việc ly hôn và nuôi con

Hoặc xem thêm các tin tức cùng chủ đề tại:

http://congtyluatsuuytin.blogspot.com/
https://luatuytinhanoi.blogspot.com/
https://tuvanluatthanhlapdoanhnghiep.blogspot.com/
https://www.linkedin.com/in/tuvanluat-mienphi-69783218a/
https://linkhay.com/u/tuvanluatmienphi
https://sites.google.com/view/tuvanluathanoi/trang-ch%E1%BB%A7

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Hotline: 0982.882.921

TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ

Tin mới nhất